Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 55 - 60)

mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam

Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

TT Nội dung

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt ĐTB ĐLC

1 Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để lập kế hoạch

0,3 0,3 7,1 87,4 4,9 3,96 0,40

2 Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để lập kế hoạch

0,3 0 8,0 84,7 7,1 3,98 0,42

3 Xây dụng kế hoạch theo, tuần, tháng, năm, về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0,3 0 8,6 85,6 5,5 3,96 0,41

4 Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để lập kế hoạch

0,3 0,3 8,9 84,7 5,8 3,95 0,43

5 Xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

0,3 0 8,6 84,4 6,7 3,97 0,43

Điểm trung bình chung 3,97 0,39

Phân tích số liệu được trình bầy tại bảng trên cho phép ta rút ra một số nhận xét sau đây: Nhìn chung, cán bộ quản lý và giáo viên được nghiên cứu đánh giá mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam ở mức độ khá với ĐTB = 3,97, ĐLC = 0,39.

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại các trường được nghiên cứu đã thực hiện khá tốt nội dung quản lý này. Trong đó, chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt các khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này như: Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để lập kế hoạch; Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để lập kế

hoạch ; Xây dụng kế hoạch theo, tuần, tháng, năm, về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để lập kế hoạch ; Xây dựng kế hoạch, sử dụng kinh phí, chi phí hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Các nội dung này đã được chủ thể quản lý thực hiện đúng, và có hiệu quả khá cao.

Kết quả nghiên cứu tại bảng số liệu trên cũng chỉ ra rằng, mức độ thực hiện 5 khía cạnh xem xét trong nội quản lý này đều đạt ở mức độ khá, không có sự khác biệt nhiều giữa các khái cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này (ĐTB từ 3,95 đến 3,98). Thực tiễn lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam cho thấy, việc thực hiện khá tốt các mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất sẽ là cơ sở tiền đề quan tọng để chủ thể quản lý thực hiện thành công và có hiệu quả tất cả nội dung quản lý khác thuộc quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non.

2.4.2. Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam

Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

TT Nội dung

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt ĐTB ĐLC

1 Xác đinh các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 8,6 86,5 4,6 3,95 0,40

2 Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 8,0 86,8 4,9 3,96 0,39

3 Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 7,1 86,5 6,1 3,98 0,40 4 Tổ chức phối hợp giữa các

bộ phận tham gia quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 7,4 84,4 8,0 4,00 0,43

ĐTB chung 3,97 0,40

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy, chủ thể quản lý tại các trường mầm non được nghiên cứu đã thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo đạt ở mức độ khá, ĐTB = 3,97; ĐLC = 0,40. Kết quả nghiên

cứu này đã chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại các trường được nghiên cứu đã chú trọng thực hiện nội dung quản lý này. Trong đó, đã thực hiện khá tốt việc xác đinh các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.

Trong số 4 khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này thì cả 4 khía cạnh đều có ĐTB tương đối bằng nhau (ĐTB từ 3,9 đến 4,0). Trong đó, khía cạnh có ĐTB cao nhất là “Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo “, ĐTB = 4,0. Các nội dung còn lại đều có ĐTB = 3,9.

Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, mặc dù mức độ thực hiện nội dung quản lý tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo đạt ở mức độ khá tốt, tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động này theo mục tiêu đã đề ra thì cần phải cố gắng hơn nữa để mức độ thực hiện nội dung quản lý này tốt hơn. Đặc biệt là tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ nhà trường – những người tham gia trực tiếp vào giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non nâng cao nhận thức, nắm tốt nhất nội dung, chương tình; hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục hoạt động thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

2.4.3. Thực trạng mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam

Bảng 2.8: Mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

TT Nội dung

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt ĐTB ĐLC

1 Xác định phương hướng, mục tiêu, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 4,9 87,7 7,1 4,01 0,38 2 Ra các quyết định về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 0 0,3 6,1 83,1 10,4 4,03 0,44 3 Động viên, khuyến khích

các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo hoàn thành nhiệm vụ công việc

0 0,3 6,4 85,6 7,7 4,00 0,41

4 Chỉ đạo thực hiện các nôi

dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

5 Chỉ đạo lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 8,6 86,5 4,6 3,95 0,40

6 Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo (nếu cần)

0 0,3 8,0 86,8 4,9 3,96 0,39

7 Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0 0,3 7,1 86,5 6,1 3,98 0,40

Chung

3,98 0,41

Với ĐTB chung toàn thang đo = 3,98, ĐLC = 0,41, mức độ khá cho thấy: hiệu trưởng các trường được nghiên cứu đã thực hiện khá tốt nội dung quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Mức độ thực hiện các khía cạnh trong nội dung quản lý này khá đồng đều nhau.

Trong 7 khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này thì các khía cạnh có mức độ thực hiện tốt nhất là:Xác định phương hướng, mục tiêu, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo”;“Ra các quyết định về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo”; “Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo hoàn thành nhiệm vụ công việc” (ĐTB = 4,0). Thực tiễn hoạt động này đã cho thấy, việc chủ thể quản lý xác định phương hướng, mục tiêu, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tốt cũng như ra các quyết định về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo đúng đắn và luôn tạo động lực, động viên, khích lệ giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thì hoạt động này sẽ đạt kết quả cao.

Bên cạnh 3 khía cạnh được thực hiện khá tốt như đã phân tích ở trên, thì chủ thể quản lý cần phải có các biện pháp quản lý phù hợp hơn các khía cạnh như: “Chỉ đạo lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo (ĐTB = 3,95). Kết quả nghiên cứu này là rất đáng chú ý, việc không chỉ đạo giáo viên lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp sẽ không làm cho hoạt động giáo dục thể chất đạt được hiệu quả mong đợi. Do vậy, hiệu trưởng cần phải chú trọng hơn nữa tới việc đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả Chỉ đạo lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.

2.4.4. Thực trạng mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam

Bảng 2.9: Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

TT Nội dung

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt ĐTB ĐLC

1 Xác định phương hướng, mục tiêu, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

1,7 9,1 52,0 31,7 5,4 3,30 0,77 2 Ra các quyết định về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3,4 14,0 9,7 62,9 10,0 3,62 0,96 3 Động viên, khuyến khích

các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo hoàn thành nhiệm vụ công việc

3,4 12,3 33,1 25,1 26,0 3,58 1,10

4 Chỉ đạo thực hiện các nôi dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

1,1 29,7 56,9 11,1 1,1 2,81 0,68 5 Chỉ đạo lựa chọn hình thức

hoạt động phù hợp để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

2,9 16,3 14,0 60,6 6,3 3,51 0,93

6 Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo (nếu cần)

3,1 31,7 22,6 36,3 6,3 3,10 1,02

7 Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

0,6 28,0 51,1 12,0 8,3 2,99 0,86

ĐTB chung 3,27 0,90

Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy: thực trạng mức độ thực hiện nội dung kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo đạt ở mức độ khá (ĐTB = 3,27, ĐLC = 0,90, mức độ trung bình). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại các trường mầm non được nghiên cứu đã có các biện pháp quản lý phù hợp và bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định khi thực hiện nội dung quản lý này. Tuy nhiên, mức độ đánh giá thực hiện chỉ đạt mức trung bình. Kết quả này cũng tạm chấp nhận được, chủ thể quản lý cũng cần xem xét các khía cạnh trong nội dung quản lý này có những hạn chế bất cập gì để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả.

Trong số 7 khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này thì có 3 khía cạnh có mức độ thực hiện tốt nhất đó là:“Ra các quyết định về hoạt động giáo dục thể chất cho

trẻ mẫu giáo”, ĐTB = 3,62, mức độ khá và “Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo hoàn thành nhiệm vụ công việc”, ĐTB = 3,58; “Chỉ đạo lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo”, ĐTB = 3,51, mức độ khá.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng các trường được nghiên cứu cần phải chú ý thêm và có các biện pháp quản lý tốt hơn đối với các khía cạnh như:Chỉ đạo thực hiện các nôi dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo(ĐTB = 2,81) và khía cạnh “Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo”, ĐTB = 2,99. Việc thực hiện chưa thật tốt khía cạnh này, kéo theo mức độ thực hiện nội dung quản lý này không tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)