mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non được đề xuất phải hướng vào việc hình thành, phát triển ở trẻ mẫu giáo về “Phát triển vận động” và “Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe” theo quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình giáo dục giáo dục mầm non.
Chủ đề hoạt động, tên hoạt động, nội dung hoạt động và hình thức tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non phải quán triệt mục tiêu Mục tiêu giáo dục thể chất và giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non nhằm giúp trẻ mầm non khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non; thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi; Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể); Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay; Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay; Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non nằm trong chương trình giáo dục mầm non, nên việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục mầm non có mối quan hệ mật thiết với việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non trong nhà trường. Điều đó có nghĩa là quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam phải lưu ý mối quan hệ giữa hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện tại