Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 80 - 100)

3.3.1. Mục đích và phương pháp khảo nghiệm -Mục đích khảo nghiệm:

Việc tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non nhằm mục đích khẳng định giá trị triển khai các biện pháp trong thực tiễn tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam. Các biện pháp đề xuất có cần thiết và có tính khả thi khi triển khai trong thực tiễn không?

-Phương pháp khảo nghiệm:

Tổ chức trưng cầu ý kiến đánh giá của các chuyên gia bằng phiếu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

-Địa bàn và khách thể trưng cầu ý kiến:

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát trên 3 trường mầm non gồm: trường mầm non An Đổ; Trường mầm non xã Đồng Du; Trường mầm non La Sơn, huyện Bình Lục, Hà Nam.

Khách thể khảo sát thực trạng gồm có: 1) Lãnh đạo quản lý gồm 15 người: Cụ thể có: Hiệu trưởng: 3 người; Phó hiệu trưởng: 6 người; Tổ trưởng chuyên môn: 6 người; 2) Giáo viên mầm non: 80 người. Tổng số khách thể điều tra thực trạng là: 95 người.

-Thang đánh giá:

+ Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất: có 3 mức độ tương ứng với 3 mức điểm: cần thiết (3 điểm), ít cần thiết (2 điểm) và không cần thiết (1 điểm).

+ Đánh giá tính khả thi có 3 mức độ: khả thi (3 điểm), ít khả thi (2 điểm) và không khả thi (1 điểm).

-Xử lý số liệu:

Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong đó sử dụng các phép toán thống kê làm cơ sở cho việc tiến hành xử lý số liệu nghiên cứu.

Cách tính điểm các mức như sau: (n – 1):5, tức là (5 – 1):5 = 0,8. Điểm trung bình của các mức như sau:

ĐTB Từ 1,0 – 1,80 – Không cần thiết/không khả thi; ĐTB Từ 1,81 – 2,60 – Ít cần thiết/ít khả thi;

ĐTB từ 2,61 – 3,50 – Cần thiết ở mức trung bình/khả thi ở mức trung bình; ĐTB từ 3,51 – 4,40 – Khá cần thiết/Khá khả thi;

ĐTB từ 4,41 – 5,0 – Rất cần thiết/Rất khả thi.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết ở mức trung bình Khá cần thiết Rất cần thiết ĐTB ĐLC

1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

3,4 12,3 33,1 25,1 26,0 3,58 1,10

2 Tổ chức, chỉ đạo thực

thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm

3 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể lớp đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục thể chất ở trường mầm non

0,3 0,0 5,5 84,4 9,8 4,03 0,42

4 Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mâm non

3,4 14,0 9,7 62,9 10,0 3,62 0,96

ĐTB chung 3,72 0,73

Qua số liệu khảo sát thu được ở bảng trên, có thể thấy ý kiến đánh giá về tính cần thiết của 4 biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết khá cao. Điểm trung bình chung của toàn thang đo = 3,72, ĐLC = 0,73, khá cần thiết. Trong đó, 2 biện pháp là: ”Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm” và “Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể lớp đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục thể chất ở

trường mầm non”, có ĐTB = 4,0, mức độ khá cần thiết.

Hai biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non” và “Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mâm non” cũng có ĐTB thấp hơn 2 biện pháp vừa nêu, tuy nhiên vẫn ở mức độ đánh giá khá cần thiết, ĐTB = 3,58 và 3,62.

Như vậy, để quản lý tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thì các biện pháp đề tài đề xuất đã được đánh giá là đều có mức độ khá cần thiết. Điều này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều phù hợp với thực tế quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non khu vực huyện Bình Lục, Hà Nam.

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Không khả thi Ít khả thi Khả thi ở mức trung bình Khá khả thi Rất khả thi ĐTB ĐLC

1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

2,0 31,1 25,4 33,4 8,0 3,14 1,01

2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm

0 6,3 20,3 61,4 12,0 3,79 0,73

3 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể lớp đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục thể chất ở trường mầm non

1,3 5,1 24,7 54,4 14,6 3,75 0,80

4 Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mâm non

3,7 15,7 28,0 36,0 16,6 3,46 1,05

ĐTB chung 3,53 0,89

Số liệu thống kê cho thấy ý kiến đánh giá về khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non được đề xuất có tính khả thi khá cao, điểm trung bình chung của toàn thang đo = 3,53, ĐLC = 0,89.

Trong số 4 biện pháp quản lý được đề xuất thì biện pháp ”Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

thông qua hoạt động trải nghiệm”, được đánh giá có tính khả thi nhất, ĐTB = 3,79,

ĐLC = 0,73, mức độ khá khả thi. Tiếp đến là biện pháp “Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể lớp đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục thể chất”, ĐTB = 3,75; ĐLC = 0,80, mức độ khá khả thi. Như vậy, có thể thấy, cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non được khảo sát đều khẳng định 2 giải pháp trên là khả thi nhất để áp dụng và triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Hai biện pháp còn lại đó là: “Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mâm non” và ” Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non” có ĐTB lần lượt là 3,46 và 3,14, mức độ khả thi trung bình.

Từ kết quả thu được cho thấy, các chủ thể quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non khu vực huyện Bình Lục, Hà Nam có thể áp dụng các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất trong thực tiễn. Trong đó, các biện pháp có tính cần thiết và khả thi ở mức độ khá cao nên áp dụng trước.

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non khu vực huyện Bình Lục, Hà Nam và căn cứ trên nguyên tắc đề xuất biện pháp như: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa luận văn đã đề xuất được 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non khu vực huyện Bình Lục, Hà Nam đó là:

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm.

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện sinh hoạt tập thể lớp đầu tuần và cuối tuần theo chủ đề giáo dục thể chất ở trường mầm non.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mâm non.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non khu vực huyện Bình Lục, Hà Nam mà luận văn đề xuất cho thấy đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ khá cao. Do vậy, các biện pháp có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động này tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận trong và ngoài nước, luận văn đã xác định được vấn đề lí luận về quản lý hoạt động giáo dục dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non. Trong đó bao gồm các nội dung sau: Các khái niệm cộng cụ, trong đó gồm có: khái niệm quản lý, hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non, quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non. Luận văn cũng đã xác định được những vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, trong đó đã phân tích lí luận về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Dựa trên cách tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, luận văn cũng đã xác định rõ 4 nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non đó là: lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non; Tổ chức bộ máy, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động này cho thấy:

Các trường đã thực hiện khá tốt và đáp ứng được khá tốt những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Trong số các nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được nghiên cứu, thì nội dung mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo được đánh giá có mức độ thực hiện cao nhất. Các hoạt động còn lại tuy có mức độ thực hiện khá tốt song vẫn còn có một số hạn chế và bất cập nhất định.

Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được thực hiện khá tốt. Điều này cho thấy, quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được khảo sát đã đáp ứng được khá tốt những yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt động này. Đặc biệt chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt các nội dung quản lý như: Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục

thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.

Tuy nhiên, trong 4 nội dung quản lý hoạt động này thì nội dung “Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam chỉ đạt mức độ thực hiện trung bình.

Tất cả các nhóm yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non được nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố này qua đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên là khác nhau, mặc dù sự khác biệt này là không đáng kể. Trong đó, nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý, và nhóm yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non.

2.Khuyến nghị

2.1.Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bình Lục, Hà Nam

- Tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên tuyên truyền về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Yêu cầu CBQL, các trường MN học tập và thực hiện theo đúng các văn bản của Nhà nước quy định về hoạt động này.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho GV các trường MN về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Tổ chức hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt hoạt động này.

- Tổ chức và nghe báo cáo của các đơn vị về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non xem những thuận lợi khó khăn cụ thể của tùng đơn vị. Từ đó có tham mưu cụ thể cho CBQL thực hiện trong tình hình của từng trường.

- Tham mưu về cơ sở vật chất khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non này một cách hiệu quả. Lấy kinh nghiệm cho các kế hoạch năm sau thực hiện tốt hơn

- Tổ chức cho các đơn vị học tập mô hình lẫn nhau và chấm sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này. Tổ chức nêu gương tại Phòng Giáo dục các đơn vị thực hiện tốt và hiệu quả cao.

2.2. Với các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam

- Bám sát các văn bản thực hiện tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Ban giám hiệu kết hợp với chủ trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho GV thực hiện nhiệm vụ này.

- Khuyến khích và động viên kịp thời những GV có sáng kiến, có tinh thần tốt khi thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Phối kết hợp với CMHS cùng thực hiện nhiệm vụ chung thông qua các buổi hội thảo hay các buổi họp CMHS, các tuyên truyền về vai trò, sự cần thiết về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Tham khảo những ý kiến hay của cha mẹ học sinh đóng góp, nhằm nhân rộng cho nhiều người biết thực hiện tốt hoạt động này ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 80 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)