mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam
Bảng 2.13: Thực trạng chung về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
TT Nội dung ĐTB ĐLC
1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non 3,97 0,39
2 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
tại trường mầm non 3,97 0,40
3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
tại trường mầm non 3,98 0,41
4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo tại trường mầm non 3,27 0,90
TB chung 3,79 0,52
Nhìn một cách tổng thể thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được nghiên cứu ở mức độ khá, ĐTB chung = 3,79; ĐLC = 0,52. Điều này cho thấy, quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được khảo sát đã đáp ứng được khá tốt những yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt động này. Đặc biệt chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt các nội dung quản lý như: Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.
Tuy nhiên, trong 4 nội dung quản lý hoạt động này thì nội dung “Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện
Bình Lục, Hà Nam chỉ đạt mức độ thực hiện trung bình, với ĐTB = 3,79. Do vậy, đây chính là nội dung quản lý mà chủ thể quản lý các trường mầm non được nghiên cứu cần chú trọng để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp hơn, góp phần đáp ứng được mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non trong giai đoạn tới, khi giáo dục của Việt Nam đang bước vào giai đoạn triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà thì các trường cần chsu trọng hơn nữa tới việc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả mục tiêu giáo dục thể chất đề ra.
2.6.1. Ưu điểm
Từ việc phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát có thể thấy hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non có những ưu điểm sau:
Các trường đã có đội ngũ CBQL,GV có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn cao. Đây là lực lượng nòng cốt thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được đầu tư chuẩn bị tốt, đã có ứng dụng CNTT vào công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
Các trường đã tăng cường quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Trong đó, quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn bán trú, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định. Trang bị phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Chỉ đạo các trường kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp.
Sự phối hợp giữa các cấp trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non tốt hơn.
Phòng GD-ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch từng học kỳ, từng tháng, từng tuần hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non và tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
2.6.2. Hạn chế
Mặc dù kết quả thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam là khá tốt, nhờ việc thực hiện nghiêm túc
các nội dung quản lý lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam còn một số hạn chế như: Còn một số khâu trong tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non chưa triệt để, hiệu quả. Các hoạt động trải nghiệm còn thiếu, yếu dẫn đến kết quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm nonchưa cao.
Một số trường thực hiện chỉ đạo còn chồng chéo, dẫn đến giáo viên không đủ thời gian thực hiện kế hoạch. Việc tuyên truyền tới cha mẹ học sinh còn hạn chế nên sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh với nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy hiệu quả tối đa.
Đặc biệt, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non chưa thật tốt, vẫn mang nặng tính hình thức và lý thuyết (giáo án...) mà chưa có kết quả cụ thể trên mỗi trẻ. Các nhà trường chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm cho hiệu trưởng về công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường.
Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam là thành quả của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường và gia đình trẻ cũng như toàn xã hội. Hiện nay sự phối hợp thực hiện còn yếu, chủ yếu là quy trách nhiệm cho nhà trường mầm non. Đây là một hạn chế cần khắc phục trong quản lý.
2.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non chưa sâu sắc và chưa thấy rõ được vai trò, vị trí, lợi ích của hoạt động này.
- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được bổ nhiệm và tuyển dụng khá đông. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên này tuy đáp ứng được về mặt bằng cấp, chuyên môn, song thiếu kinh nghiệm quản lý, thực hành.
- Một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa thực sự sáng tạo, chủ động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
- Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non chưa toàn diện, chưa có sự tách bạch rõ ràng với nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm nonchưa chặt chẽ.
- Các cấp chính quyền, ban, ngành địa phương chưa thật quan tâm, tạo điều kiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát trên trên 3 trường mầm non gồm: trường mầm non An Đổ; Trường mầm non xã Đồng Du; Trường mầm non La Sơn, huyện Bình Lục, Hà Nam. Với tổng số khách thể điều tra thực trạng là: 95 người. 1) Lãnh đạo quản lý gồm 15 người: Cụ thể có: Hiệu trưởng: 3 người; Phó hiệu trưởng: 6 người; Tổ trưởng chuyên môn: 6 người; 2) Giáo viên mầm non: 80 người được trình bày qua các bảng số liệu và biểu đồ cho thấy bức tranh thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được nghiên cứu ở mức độ khá. Các trường đã thực hiện khá tốt và đáp ứng được khá tốt những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Trong số các nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được nghiên cứu, thì nội dung “Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo” được đánh giá có mức độ thực hiện cao nhất. Các hoạt động còn lại tuy có mức độ thực hiện khá tốt song vẫn còn có một số hạn chế và bất cập nhất định.
Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được thực hiện khá tốt. Điều này cho thấy, quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được khảo sát đã đáp ứng được khá tốt những yêu cầu đặt ra đối với quản lý hoạt động này. Đặc biệt chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt các nội dung quản lý như: Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.
Tuy nhiên, trong 4 nội dung quản lý hoạt động này thì nội dung “Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam chỉ đạt mức độ thực hiện trung bình. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non chưa thật tốt, vẫn mang nặng tính hình thức và lý thuyết (giáo án...) mà chưa có kết quả cụ thể trên mỗi trẻ. Các nhà trường chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm cho hiệu trưởng về công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường.
Tất cả các nhóm yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non được nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố này qua đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên là khác nhau, mặc dù sự khác biệt này là không đáng kể. Trong đó, nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý, và nhóm yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM