Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 69 - 80)

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non không thể tách rời các biện pháp quản lý các hoạt động khác trong nhà trường vì giáo dục thể chất là một bộ phận trong quá trình giáo dục trẻ tại trường mầm non.

Các biện pháp đề xuất phải mang tính đồng tâm, đồng trục. Mặt khác tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các biện pháp đề xuất phải có mối liên quan đến các cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng Tổ bộ môn, Công đoàn và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để triển khai thực hiện.

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình nghiên cứu đi trước đã quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non, đã có nhiều biện pháp quản lý được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những biện pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, tác giả luận văn đã có tham khảo, kế thừa những ý tưởng của một số biện pháp đã đề xuất, đồng thời bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền và điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, cha

mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao trách nhiệm, năng lực và hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non. Thông qua xây dựng bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức thực hiện hoạt

động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm nongiúp cho hoạt động này đạt được mục tiêu đề ra. Việc tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ GV trong việc tích hợp hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo với tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mang tính quyết định tới thành công của hoạt động này.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện -Nội dung biện pháp:

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non; môi trường kinh tế xã hội nói chung và môi trường kinh tế xã hội của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa nói chung và tới hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non nói riêng vấn đề đặt ra cần giải quyết trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non nở nhà trường, gia đình và xã hội.

Xác định tổ chức chuyên trách quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non và thành phần của tổ chức này; Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức chuyên trách trong việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non, giao cho 01 đ/c trong Ban giám hiệu phụ trách quản lý.

Xây dựng cơ chế phối hợp của tổ chức chuyên trách hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non với các tổ chức khác trong trường và ngoài nhà trường. Bố trí nhân sự và điều kiện vật chất cho tổ chức chuyên trách hoạt động.

Quán triệt kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non, xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá, thời điểm tổ chức và các chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này: Xác định trách nhiệm, vai trò quyết định của giáo viên trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Tập huấn kĩ năng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non; tập huấn kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non lồng ghép với các hoạt động khác trong trường có ghi trong Kế hoạch.

Tập huấn kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Tập huấn kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua các giờ học trải nghiệm ngoài hiện trường có tích hợp chủ đề, nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Tập huấn các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

- Cách thực hiện:

Trường mầm non ngoài giáo viên chủ nhiệm, nên có bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non. Người tham gia quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non phải được đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non. Việc triển khai hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non được 01 cán bộ quản lý thuộc Ban Giám hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm các lớp; Hội cha mẹ học sinh và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch bằng hình thức họp để triển khai theo văn bản hướng dẫn cụ thể.

Đầu năm học Ban Giám hiệu tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, giao kế hoạch năm học để các tổ chuyên môn và từng GV căn cứ xây dựng kế hoạch cho tổ và từng cá nhân về nội dung, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Đại diện Ban Giám Hiệu tổ chức để giáo viên thực hiện các công việc sau: + Nghiên cứu nhiệm vụ năm học; Nghiên cứu bối cảnh giáo dục; Khảo sát đối tượng trẻ mẫu giáo cụ thể của lớp; Nghiên cứu chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non (nếu cần); Xác định những nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non có thể tích hợp liên môn; Tổ chức để các tổ chuyên môn “nghiên cứu bài học”

+ Dự kiến những mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tương ứng cần đạt sau cả năm học, từng học kì, từng tuần, từng bài.

+ Dự kiến các hoạt động sẽ được tổ chức trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

+ Chuẩn bị tài liệu, lựa chọn các phương pháp, phương tiện, công cụ thể để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Xây dựng và thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên: Với đội ngũ giáo viên mới vào nghề, với đội ngũ này cần phải bồi dưỡng cho họ những kỹ năng cần thiết về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non. Mặt khác yêu cầu giáo viên trẻ tích cực dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và tự đánh giá năng lực rút kinh nghiệm những hạn chế của bản thân.

Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non; Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động bồi dươỡng của giáo viên về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non, có chế độ khen thưởng phê bình rõ ràng nhằm tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng.

Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng hằng năm có xét đến kết quả tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên.

Thông qua các hoạt động của Hội cha mẹ học sinh phổ biến kiến thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non cho cha mẹ học sinh, giúp cha mẹ học sinh hiểu về kiến thức tâm lý lứa tuổi mầm non để có biện pháp giáo dục phù hợp. Thường xuyên tư vấn hỗ trợ cha mẹ trẻ những kiến thức giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Ban Giám hiệu nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền động viên, khen thưởng, trách phạt kịp thời để mỗi giáo viên, cán bộ nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, người lãnh đạo cần theo dõi sát sao việc thực hiện của từng đơn vị, của từng cán bộ công chức, phát hiện những thiếu sót nảy sinh để đưa ra giải pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Nhà trường phải dành nguồn kinh phí tài chính phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua các loại hình hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường mầm non, trẻ mầm non sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển và tăng cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân về hoạt động giáo dục thể chất, giúp trẻ mầm non có những thói quen ban đầu tự rèn luyện bản thân, bước đầu thực hiện được các nhiệm vụ tự phục vụ bản thân trong gia đình cũng như khi đến trường mầm non hoặc khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục thể chất do nhà trường tổ chức. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự rèn luyện thể chất cho bản thân.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện -Nội dung biện pháp:

Điều quan trọng đối với nhà trường là thu hút trẻ mầm non tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường và bằng hoạt động đó biến yêu cầu về việc thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen rèn luyện thể chất ở trẻ mẫu giáo.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non làm sao để từng trẻ mẫu giáo không được phép hành động riêng lẻ, không được phép tách khỏi mình ra khỏi các hoạt động của tập thể lớp, không đứng trên, đứng ngoài quan sát mà tự giác thấy mình là một thành viên của tập thể lớp, đang hoạt động tích cực để thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non nhằm thu hút tất cả trẻ mẫu giáo tham gia một cách tích cực. Thông qua chủ đề của hoạt động trải nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo các hoạt động rèn thể chất cho bản thân. Cụ thể là giúp trẻ mẫu giáo phát triển vận động: Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; Các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. Giúp trẻ mẫu giáo tự ý thức về việc chăm sóc sức khỏe bản thân, bước đầu biết nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe; Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.

Thông qua các hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non, bước đầu bồi dưỡng cho trẻ mẫu giáo năng lực lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất và bước đầu biết xây dựng năng lực thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã vạch ra; biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; biết kiểm tra và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế để đạt mục đích đề ra; Giáo dục học sinh kỹ năng hợp tác, chia sẻ,... trong việc phát triển thể chất.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ mầm non biết nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm của bản thân, xếp loại kết quả hoạt động giáo dục thể chất so với mục đích yêu cầu của nhiệm vụ; biết rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn.

-Cách thực hiện:

Hiệu trưởng cần coi trọng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục thẻ chất theo quy mô toàn trường, quy mô khối và quy mô của

từng lớp. Giao nhiệm vụ cho giáo viên, CBQL, hội cha mẹ học sinh,…tổ chức thực hiện. Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà thông qua các hoạt động này nhằm thu hút sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức xã hội với mục tiêu tạo môi trường giáo dục thể chất và giúp trẻ mẫu giáo phát triển toàn diện.

Để hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục thể chất có hiệu quả, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cần kết hợp đồng bộ giữa sự chỉ đạo của các nhà sư phạm, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, Hội cha mẹ học sinh và khả năng tự quản của trẻ mẫu giáo với tư cách là chủ thể hoạt động. Đồng thời phải biết khai thác triệt để những điều kiện, những tiềm năng sẵn có của xã hội nhằm tăng cường nguồn lực cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thành công.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phát triển các chủ đề hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo với yêu cầu: Nội dung, hình thức hoạt động phải luôn luôn mới, đa dạng, phong phú để tạo ra sự hấp dẫn và đạt hiệu quả cao trong giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thiết kế các dự án trải nghiệm để giáo dục thể chất cho học sinh như dự án: vệ sinh tay chân, cá nhân; vệ sinh lớp học; dự án thể dục buổi sáng; dự án tuyên truyền bảo vệ môi trường và phòng chống dich bệnh vv...

Hiệu trưởng chỉ đạo lồng ghép giáo dục thể chất thông qua nêu gương trong các hoạt động sinh hoạt tập thể cho trẻ mẫu giáo, thông qua các tấm gương sáng kích thích trẻ mẫu giáo noi gương, làm theo những gương tốt đồng thời cũng nêu những gương phản diện để giáo dục trẻ mẫu giáo tránh những hành vi tương tự.

Thầy cô giáo và CBQL phải ý thức được tầm quan trọng về việc nêu gương của chính bản thân để trẻ mẫu giáo học tập, noi theo, để từ đó rèn luyện mình trở thành những tấm gương sáng về rèn luyện thẻ chất. Trường mầm non tổ chức khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)