Những quy định pháp luật trong chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

5. Đánh giá nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-

1.4. Những quy định pháp luật trong chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều

lường nghèo sang đa chiều

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015 ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo các quyết định này, Thủ tướng giao cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định cụ thể về chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo, chuẩn mức sống trung bình, mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, căn cứ vào đó đưa ra các tiêu chuẩn để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, hộ có mức sống dưới trung bình. Cụ thể:

Bảng 4. Tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều

Các tiêu chí về thu nhập:

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

b) Các chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ tiêu): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:  Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

 Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ có mức sống trung bình

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bảng 5. Tiếp cận đo lường NĐC 2016-2020 nông thôn và đô thị Việt Nam

Các chiều đo lường Chỉ số đo lường cụ thể 1 Chỉ số đo lường cụ thể 2 Tiêu chí thu nhập Đô thị Nông thôn

Chuẩn nghèo 900.000 đ/người/tháng 700.000 đ/người/tháng Chuẩn cận nghèo 1.300.000 đ/người/tháng 1.000.000 đ/người/tháng

Các chiều nghèo

Y tế Tiếp cận các dịch vụ y tế Bảo hiểm y tế

Giáo dục Trình độ GD của người lớn Tình trạng đi học của trẻ em

Nhà ở Chất lượng nhà ở Diện tích nhà TB/người

Thông tin Sử dụng dịch vụ viễn thông Tài sản phục vụ tiếp cận TT

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)