Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 57)

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀO CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

3.1. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập

3.1.1. Các hoạt động hỗ trợ của địa phương

được tư vấn định hướng nghề nghiệp; 15 phường giới thiệu việc làm cho 242 lượt lao động nghèo (trong đó có 189 trường hợp có việc làm ổn định); Quận đoàn phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.651 thanh niên, trong đó có 315 thanh niên tìm được việc làm ổn định. Quận đã thực hiện cập nhật nhu cầu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng và thông tin đến 15 phường theo định kỳ hàng tháng để người lao động nghèo có điều kiện lựa chọn nghề nghiệp thích hợp. Đồng thời, tổ chức Sàn giao dịch việc làm khu vực 3 năm 2017 (quận Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú) để thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Quận đã chỉ đạo phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các trường học trung học cơ sở tổ chức ngày hướng nghiệp để định hướng nghề nghiệp cho 100% học sinh lớp 9 trên địa bàn. Trung tâm dạy nghề quận phối hợp với Ban giảm nghèo bền vững 15 phường tổ chức khảo sát nhu cầu và tư vấn định hướng nghề cho 43 lượt người nghèo. Quận đoàn phối hợp với Ban chấp hành Đoàn 15 phường, Đoàn ở khu vực Trường học, Đoàn ở khu vực doanh nghiệp tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho 12.113 lượt thanh niên, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông. Bên cạnh đó, Quận cũng đã chỉ đạo phòng Kinh tế kết hợp với các ngành liên quan thực hiện Kế hoạch hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp lập nghiệp của quận, trong đó đã tổ chức 02 buổi hội thảo khởi nghiệp để tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, nhu cầu của bản thân.

Quận đã hoàn thành công tác ủy thác Quỹ Xóa đói giảm nghèo qua Ngân hàng Chính sách xã hội để quản lý và cho vay theo đúng tiến độ quy định của Thành phố với số vốn ủy thác đạt 8,162 tỷ đồng, đảm bảo từ ngày 01/7/2016, Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay từ nguồn vốn ủy thác Quỹ XĐGN cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn trên địa bàn quận. Đồng thời, ngân sách Quận cấp 4 tỷ đồng cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo để tiếp tục ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và thực hiện cho vay chương trình Giải quyết việc làm, 2 tỷ đồng thực hiện cho vay hộ nghèo. Tổng dư nợ NHCSXH đến 30/4/2018 đạt 43.217 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 340 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,78%, khoanh nợ là 626 triệu chiếm tỷ lệ 1,44%, với số lượng khách hàng có dự nợ là 1.909 trường hợp. Chi tiết các nguồn quỹ như sau:

Quỹ Xóa đói giảm nghèo: Tổng nguồn quỹ tính đến ngày 30/4/2018 là 17.861.498.955 đồng (trong đó, vốn Thành phố: 3.500 triệu đồng, vốn quận: 14.381 triệu đồng, 4 tháng đầu năm 2018 Quỹ trợ vốn 56 hộ - số tiền 1.493 triệu đồng, thu vốn 182 lượt hộ - số tiền 1.887 triệu đồng, dư nợ trong dân 536 hộ - số tiền 10.282

triệu đồng, nợ quá hạn 01 hộ 4 triệu đồng - tỷ lệ 0.04% tổng dư nợ, tồn quỹ 4.010 triệu đồng, đồng thời quỹ ủy thác vốn sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay giải quyết việc làm là 4.000 triệu đồng.

Quỹ quốc gia về việc làm (quỹ 61): tổng dư nợ đến 30/4/2018 đạt 21.342 triệu đồng với 822 hộ vay, giải quyết việc làm cho 1.150 lao động, trong đó 766 lao động nữ.

Chương trình cho vay hộ nghèo (Quỹ 316): tổng dư nợ đạt 1.650 triệu đồng với 92 hộ vay.

Chương trình cho vay học sinh, sinh viên: đạt tổng dư nợ 9.894 triệu đồng với 457 học sinh vay.

Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (Quỹ 156): đạt tổng dư nợ 30 triệu đồng với 01 hộ vay.

Quỹ hội Cựu chiến binh: đạt tổng dư nợ 20 triệu đồng với 01 hộ vay.

Ngoài ra còn có các nguồn quỹ như: Quỹ tín dụng Phụ nữ đã giải ngân quay vòng vốn cho 3.952 lượt người vay - số tiền 11,975 tỷ đồng; Nguồn Quỹ Ủy ban Hội liên hiệp thanh niên quận và Quỹ khởi nghiệp thành phố đã hỗ trợ vốn cho 4 lượt thanh niên nghèo với số tiền 750 triệu đồng. Nguồn quỹ tương trợ của Hội Cựu chiến binh đã trợ vốn cho 15 hộ vay với số tiền 420 triệu đồng.

Phường 2: Trong thực hiện chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi, Phường đã tăng cường huy động và phát huy có hiệu quả việc khai thác sử dụng các nguồn quỹ: Quỹ giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng ưu đãi các đoàn thể… Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ gắn với hướng dẫn cách làm ăn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Tổng dư nợ (20/9/2018) của Phường là 2.990.853.603 đồng, tỷ lệ nợ quá hạn (20/9/2018): 0%.

Về chính sách về lao động – việc làm và BHXH: Từ năm 2016 đến nay, phường đã giới thiệu học nghề cho 04 trường hợp hộ cận nghèo và 09 trường hợp tham gia BHXH để có lương hưu, ngoài ra là các hoạt động:

 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của hộ nghèo, hộ cận nghèo về tầm quan trọng của đào tạo nghề; có định hướng ngành nghề phù hợp, nhu cầu học nghề, việc làm trong các lao động nghèo, nắm tình hình tuyển dụng của các doanh nghiệp.

 Thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu học nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo để thực hiện tốt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động.

 Thường xuyên khảo sát nắm chắc tình hình thành viên hộ nghèo về trình độ tay nghề, học vấn để hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu về việc làm, học nghề, chủ động liên hệ chủ doanh nghiệp trực tiếp tư vấn việc làm với lao động nghèo; giải quyết việc làm thông qua các dự án vay vốn giảm nghèo.

Phường 8: Vềchính sách hỗtrợvềtín dụng ưu đãi, phường đã tăng cường huy động và phát huy có hiệu quả việc khai thác sử dụng các nguồn quỹ: Quỹ giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội từ các chương trình cho vay, quỹ tín dụng ưu đãi các đoàn thể v.v.. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ gắn với hướng dẫn cách làm ăn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Tổng dư nợ (18/9/2018): 2.108.550.000 đồng, tỷ lệ nợ quá hạn đến tháng 9/2018: 00%. Đối với chính sách về lao động - việc làm và BHXH, phường đã phối hợp thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu học nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo nhằm thay đổi nhận thức của hộ nghèo, hộ cận nghèo về tầm quan trọng của đào tạo nghề; có định hướng ngành nghề phù hợp, nhu cầu học nghề, việc làm đối với các thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thường xuyên khảo sát nắm chắc tình hình thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo về trình độ tay nghề, học vấn để hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu về việc làm, học nghề, chủ động liên hệ chủ doanh nghiệp trực tiếp tư vấn việc làm với lao động nghèo; giải quyết việc làm thông qua các dự án vay vốn giảm nghèo. Giới thiệu việc làm cho 05 trường hợp hộ cận nghèo, hộ cận nghèo vượt chuẩn.

Cuộc sống của người nghèo đã tốt hơn rất nhiều, nhiều người đã có việc làm ổn định, 2 đứa con gái lớn đã được hỗ trợ học nghề may, đứa con trai út sau khi thi hành nghĩa vụ quân sự về đã được giới thiệu học nghề lái xe miễn phí và vay vốn từ ngân hàng chính sách để mua xe bán tải, từ đó cuộc sống của gia đình tôi đã khá lên.

PVS nữ, hộ nghèo Phường 8 Phường 15: Qua từng năm các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị phương tiện sinh kế, tạo việc làm cho hơn 100 lao động trên địa bàn phường, số tiền phát vay năm sau cao hơn năm trước, không có nợ quá hạn.

Phường 17: Các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi đã và đang đáp ứng

tốt nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị phương tiện sinh kế, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn phường, số tiền phát vay năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn giảm và phấn đấu đạt chỉ tiêu Quận giao.

Phường 7: Phường đã liên hệ với các công ty và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như siêu thị Coopmart, xưởng làm hoa vải, và các quán ăn trên địa bàn phường để giới thiệu việc làm. Hỗ trợ vay vốn mua xe máy để chạy xe ôm, chạy grab . Đồng thời tiến hành trao phương tiện sinh kế gồm xe gắn máy và máy may cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vượt chuẩn trên địa bàn phường. Bên cạnh đó, Đối với công tác xuất khẩu lao động Ban Giảm nghèo bền vững phường đã hỗ trợ vay vốn để em Nguyễn Nam Phương đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản vươn lên thoát nghèo bền vững.

3.1.2. Sự tham gia của người nghèo và một số yếu tố tác động

Người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. Các tổ chức đoàn thể hướng dẫn hộ nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay; gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng vùng, từng hộ. Bên cạnh đó cũng đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Bảng 10. Tình hình vay vốn ngân hàng của các hộ

Tình hình vay vốn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Có vay 81 54,36

Không vay 68 45,64

Tổng 149 100

Nguồn: Số liệu điều tra

nghèo tiếp cận vốn vay vẫn còn hạn chế, những hộ không vay được là do tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng hoặc do không có tài sản để thế chấp nên khó tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức. Điều này một phần do nguồn vốn của ngân hàng chính sách còn hạn chế không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân, một phần do các hộ không đủ điều kiện cho vay vốn theo quy định.

Biểu đồ 3. Thực tế sử dụng vốn vay của hộ nghèo

Nguồn: Số liệu điều tra

Ta có thể thấy, theo như kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra thì có 61,75% số hộ dùng vốn vay vào mục đích sản xuất, 6,71% số hộ sử dụng vốn vay để kinh doanh, 8,05% số hộ sử dụng cho tiêu dùng và 23,49% số hộ sử dụng vào mục đích khác như sửa chữa nhà ở, mua xe làm dịch vụ v.v..

Ttừ khi nhận được phương tiện sinh kế từ Ban giảm nghèo của quận là chiếc xe máy thì thu nhập gia đình đỡ hơn rất nhiều do con của tôi đăng ký đi giao hàng, cuộc sống đã được cải thiện.

PVS nữ, hộ nghèo

Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn chương trình học sinh, sinh viên càng ngày càng giảm vì lý do nhiều gia đình khi con học xong không xin được việc làm, học đại học xong phải giấu bằng đi làm công nhân. Việc cho vay hộ nghèo phát triển kinh tế cũng không dễ dàng khi nhiều hộ nghèo chủ yếu là đơn thân cao tuổi. Nhu

cầu vay vốn thì có nhưng điều kiện để trả nợ lại khó. Với mức vay tối đa 50 triệu đồng/hộ, nhiều hộ nghèo khó có khả năng hoàn trả vốn.

Bảng 11. Nguồn thông tin vay vốn

Nguồn thông tin Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Từ chính quyền địa phương 94 63,09

2. Từ cán bộ tổ chức cho vay 13 8,72

3. Người thân giới thiệu 18 12,08

4. Tự tìm đến tổ chức cho vay 24 16,11

Tổng 149 100

Nguồn: Số liệu điều tra

Việc đi vay vốn của hộ nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nguồn thông tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến họ khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Qua khảo sát, ta thấy hộ nghèo tiếp cận thông tin vay vốn chủ yếu từ chính quyền địa phương (chiếm tới 63,09%). Trong khi đó, nguồn thông tin từ cán bộ tổ chức cho vay chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (8,72%). Điều này chứng tỏ khi quyết định cho vay vốn, ngân hàng thường thông qua chính quyền địa phương như là một kênh thông tin quan trọng để các hộ nghèo có thể tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức.

Bảng 12. Một số khó khăn khác của hộ nghèo khi vay vốn ngân hàng

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Khó khăn Không khó Khó Không khó Khó

khăn khăn khăn khăn

1. Thủ tục rườm rà 134 15 89,93 10,07

2. Không biết cách để được 126 23 84,56 15,44

vay vốn

3. Thời gian chờ đợi lâu 118 31 79,19 20,81

4. Không có tài sản thế chấp 134 15 89,93 10,07

5. Vốn vay không phù hợp 134 15 89,93 10,07

mục đích sử dụng

Nguồn: Số liệu điều tra

Việc vay vốn của hộ nghèo gặp khá nhiều khó khăn, trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với hộ nghèo (chiếm 20,81%); tiếp đến là khó

rườm rà, không có tài sản thế chấp và vốn vay không phù hợp mục đích sử dụng đều chiếm 10,07%.

Từ khi có các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các thành viên trong gia đình có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị phương tiện sinh kế. Đến hết tháng 9 năm 2018, các phường không có nợ quá hạn, điều này nói lên được hiệu quả của chương trình vay tín dụng.

Về những yếu tố tác động qua số liệu phân tích trên, chúng ta thấy rằng, hộ nghèo tham gia vào chương trình sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập còn hạn chế. Nguyên nhân cụ thể tập trung vào những yếu tố sau:

*Các chính sách của địa phương: một số chính sách trợ giúp (như lãi suất, tín dụng, trợ giá, trợ cước,..) không đúng đối tượng đã làm cho công cuộc xóa đói giảm nghèo trở nên khó khăn và nan giải hơn.

*Người nghèo thường có tư duy khép kín, ngại giao tiếp, đánh giá thấp bản thân và không dám nói lên suy nghĩ của mình. Họ tự cho mình là không có khả năng gì, không làm được việc dùng đầu óc mà chỉ lao động chân tay để mưu sinh. Với những chính sách, chương trình được nhà nước hỗ trợ, họ nhận lấy với lòng biết ơn và không bao giờ tìm hiểu hay thắc mắc rằng mình được hưởng những quyền lợi gì, được nhận như vậy đã đủ chưa. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với người nghèo chỉ là quan hệ cho – nhận, chưa thực sự có sự tương tác giữa hai bên để đi tới một thành tựu tốt hơn. Với suy nghĩ bản thân kém cỏi, họ không dám thử tiếp cận với các dịch vụ xã hội, với các chương trình hỗ trợ việc làm của chính quyền địa phương. Mặt khác, một số ít bộ phận người nghèo còn có tư tưởng bảo thủ “nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 57)