Hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 79)

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀO CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

3.7. Hỗ trợ khác

3.7.1. Các hoạt động hỗ trợ của địa phương

Quận Phú Nhuận: Đầu giai đoạn toàn quận có 45 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được tiếp cận nguồn nước sách cho sinh hoạt hàng ngày. Trong năm 2016 vận động 15 hộ nghèo, hộ cận nghèo lắp đặt đồng hồ nước và các hộ còn lại chuyển sang sử dụng nước sạch. Đến nay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận được sử dụng nước sạch.

Đối với hoạt động hỗ trợ đảm bảo về trợ cấp xã hội:

 Ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện tốt các chính sách trợ cấp xã hội chăm lo cho người nghèo như: trợ cấp xã hội hàng tháng cho 1.123 lượt đối tượng thuộc hộ nghèo được quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội - thành tiền 4.421.984.740 đồng, hỗ trợ quà Tết Nguyên đán cho 2.982 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí 3.655.100.000 đồng; trợ cấp bù giá điện cho 934 lượt hộ nghèo nhóm 1, 2 - 348.904.500 đồng; hỗ trợ chi phí hỏa táng cho 67 hộ nghèo, cận nghèo - 136.000.000 đồng.

 Vận động mạnh thường quận chăm lo thường xuyên cho 293 hộ nghèo với với tiền 2.020.760.000 đồng, hỗ trợ hàng tháng cho 38 hộ nghèo có thành viên đang hưởng chế độ người có công với cách mạng vượt chuẩn nghèo, cận nghèo - 189 triệu đồng; hỗ trợ hàng tháng cho 211 hộ có thành viên khuyết tật, người cao tuổi không có khả năng nâng thu nhập - 895.400.000 đồng; hỗ trợ hàng tháng cho 60 lượt hộ nghèo thuộc diện khó khăn đặc biệt với số tiền 306.600.000 đồng; chăm lo đột xuất cho 75 hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền là - 140.631.600 đồng.

 Tháng 4/2018, Ủy ban nhân dân quận tổ chức Lễ trao tặng phương tiện sinh kế và trợ giúp xã hội cho 40 hộ nghèo năm 2018 với số tiền trên 300 triệu đồng do các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ (gồm: 11 xe gắn máy Wave alpha, 5 máy may công nghiệp, 4 chiếc xe đạp, 4 bộ đồ nghề sửa xe gắn máy, 1 bộ dụng cụ sửa điện, 1 máy vắt sổ, 1 bộ đồ làm móng, 2 xe bán cháo, 2 tủ kính bán tạp hóa, 1 xe đạp điện).

 Tiếp tục phối hợp với Công ty Điện lực Gia Định thực hiện chương trình “Nguồn điện an toàn” cho 82 hộ nghèo, hộ cận nghèo.

 Đồng thời, thực hiện vận động 01 hộ cận nghèo đơn thân già yếu (phường 2) vào cơ sở nuôi dưỡng người già của nhà thờ để sinh sống.

Phường 2: Hỗ trợ về tiếp cận nguồn nước sạch, 100% các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch. Hỗ trợ về an sinh xã hội: Trong 9 tháng đầu năm 2018 hỗ trợ chăm lo cho 30 hộ với tổng số tiền 54.000.000đ; Hội CTĐ hỗ trợ tháng gạo nghĩa tình cho 10 trường hợp và 9 suất bữa cơm người già cho các hộ khó khăn; Hội CCB vận động chùa Phổ Quang hỗ trợ cho 01 hộ cận nghèo 20 kg gạo và 300.000 đồng/tháng; Trong công tác vận động mạnh thường quân hỗ trợ thường xuyên cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cán bộ công chức phường tiếp tục đóng góp hàng tháng để hỗ trợ 1.000.000đ/tháng cho 1 hộ; Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy – UBND và sự hưởng ứng tham gia chương trình giảm nghèo bền vững của các mạnh thường quân ở địa phương phường đã mạnh thường quân hỗ trợ 09 hộ có hoàn cảnh thật sự khó khăn, mức hỗ trợ từ 500.000 đ đến 3.000.000 đ/hộ/tháng. Qua khảo sát phương tiện sinh kế, phường đã đề xuất UB.MTTQVN Quận hỗ trợ 02 chiếc xe honda trị giá 17.000.000 đồng/chiếc

Phường 8: Hỗ trợ về tiếp cận nguồn nước sạch, 100% các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch. Hỗ trợ về an sinh xã hội: Trong 9 tháng đầu năm 2018 hỗ trợ chăm lo cho 06 hộ với tổng số tiền 49.480.000 đ. Trong năm 2017, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường phối hợp Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ cho 1 thành viên của hộ Bà Tạ Thị Kim Nga, địa chỉ 64/2B Nguyễn Văn Trỗi, bị tai nạn giao thông số tiền 2.000.000 đồng. Quận hỗ trợ 02 đợt số tiền 10.000.000 đồng. Năm 2018 quận hỗ trợ phương tiên sinh kế cho Anh Nguyễn Phước Lâm – hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2018, con Bà Tạ Thị Kim Nga, 01 xe gắn máy để đi làm, trị giá 17.000.000 đồng.

Phường 15: Hỗ trợ về tiếp cận nguồn nước sạch, 100% các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch. Hỗ trợ về an sinh xã hội: Về chăm lo Tết Nguyên đán, trong năm 2017 - 2018, từ Ngân sách thành phố, Quỹ vì người nghèo quận, quỹ Vì người nghèo phường, các Hội đoàn thể, mạnh thường quân đã trao tặng hơn hơn 250 phần quà với số tiền hơn 100 triệu đồng. Đặc biệt, phường đã vận động mạnh thường quân, các hội Đoàn thể trợ cấp xã hội hàng tháng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn, bệnh tật, già yếu, neo đơn không có khả năng tăng thu nhập. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mỗi hộ, phường đề ra những mức hỗ trợ phù hợp từ 200.000 đồng/tháng/ hộ đến 1.000.000 đồng/tháng/hộ để đảm bảo cuộc

sống các hộ được ổn định. Trong hơn hai năm qua, phường đã trợ giúp xã hội thường xuyên cho 10 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường.

Phường 17: Hỗ trợ về tiếp cận nguồn nước sạch, 100% các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch. Hỗ trợ về an sinh xã hội: Về chăm lo Tết Nguyên đán, từ Ngân sách thành phố, Quỹ vì người nghèo quận, quỹ Vì người nghèo phường, các Hội đoàn thể, mạnh thường quân đã trao tặng hơn hơn 139 phần quà cho hộ cận nghèo với số tiền hơn 69.500.000 triệu đồng và 110 phần quà cho hộ nghèo với số tiền 220.000.000 triệu đồng, chăm lo tết cho thành viên hộ nghèo nhóm 1,2 có thành viên là người cao tuổi người khuyết tật nuôi dưỡng tại nhà khó có khả năng vượt nghèo cho 12 hộ với số tiền 16.100.000 triệu đồng, chăm lo tết cho 2 tổ trưởng tổ tự quản với số tiền 1.000.000 triệu đồng. Chăm lo tết cho 7 hộ nghèo nhóm 1,2 với số tiền 8.050.000 triệu đồng và chăm lo tết cho hộ nghèo nhóm 1, 2 vượt chuẩn lên cận nghèo 24 hộ với số tiền 27.600.000 triệu đồng. Hội Phụ nữ phường đã tổ chức hoạt động “Bữa cơm người già” cho các cụ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn. Qũy vì người nghèo Trợ cấp cho 10 trường hợp hộ khó khăn, với tổng số tiền 10.000.000 đồng. Đảng bộ phường và các chi bộ thực hiện công trình dân vận khéo nhằm chăm lo, hỗ trợ cho 06 hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 500.000đ/hộ/tháng. Đặc biệt, phường đã vận động mạnh thường quân, các hội Đoàn thể trợ cấp xã hội hàng tháng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn, bệnh tật, già yếu, neo đơn không có khả năng tăng thu nhập. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mỗi hộ, phường đề ra những mức hỗ trợ phù hợp từ 200.000 đồng/tháng/ hộ đến 2.000.000 đồng/tháng/hộ để đảm bảo cuộc sống các hộ được ổn định. Trong hai năm qua, phường đã vận động được gần 250 triệu trợ giúp xã hội thường xuyên cho 28 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường. Chăm lo hơn 300 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn cho dân tộc chăm trong tháng chay Ramadam. Phường đã vận động Đền quan thánh đế Triều Châu Phú Nhuận, Tịnh Thất Huệ Giac hằng năm trao tặng hơn 540 phần gạo cho hộ nghèo; cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Phường 7: Hỗ trợ về tiếp cận nguồn nước sạch, 100% các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch. Hỗ trợ về an sinh xã hội: Ban Giảm nghèo bền vững Phường phối hợp với hội Chữ Thập Đỏ hỗ trợ tháng gạo nghĩa tình cho 11 em thuộc diện khó khăn mỗi tháng 10 kg gạo. Đồng thời, phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ phường chăm lo bữa ăn dinh dưỡng cho 7 cụ có hoàn cảnh neo đơn, mỗi cụ 120.000 đồng/tháng. Chi hỗ trợ mai táng cho 4 hộ nghèo, hộ cận nghèo

với số tiền là 8.000.000 đồng. Quỹ Vì người nghèo quận chăm lo thường xuyên cho 17 hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt với tổng số tiền chăm lo là 106.800.000 đồng/năm. Ngoài ra, trong các dịp lễ, tết phường tổ chức vận động chăm lo cho tổng cộng 453 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền hơn 316.000.000 đồng.

3.7.2. Sự tham gia của người nghèo và một số yếu tố tác động

Qua số liệu phân tích, thấy rằng số hộ sử dụng nước máy riêng là 130 hộ (chiếm 87,25%). Nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng, phần lớn các hộ nghèo đã sử dụng được nguồn nước sạch trong sinh hoạt, do đó giảm được tỉ lệ bệnh tật do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Tuy nhiên, hộ nghèo cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về số lượng nước máy sử dụng hàng ngày, nếu không sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu trung bình tháng của họ. Số hộ sử dụng nước từ giếng khoan và mua khá thấp 1 hộ (chiếm 0,67%). Trong thời gian tới, quận và phường cần xóa đi số hộ này để bảo đảm hoàn thành mục tiêu xóa nghèo 2016-2020 của quận.

Biểu đồ 8. Tiếp cận nguồn nước

Nguồn: Số liệu điều tra

Thông qua việc sử dụng nước máy vào sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, uống,.., các đã cải thiện được sức khỏe của các thành viên trong hộ. Nhờ đó, đã tiết giảm được một khoản chi tiêu không nhỏ vào các hoạt động khám, chữa bệnh. Mặc

giếng, họ sẽ phải khoan giếng xuống đất khá sâu. Điều này đã làm hư hỏng kết cấu đất, dẫn đến sụp lỡ và gây ra ngập lụt. Đó còn chưa nói đến trong nước giếng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Ngoài tham gia vào các chương trình hỗ trợ theo chính sách, các hộ nghèo còn tham vào một số chương trình, dự án,.. hỗ trợ khác. Các chương trình, dự án này đến từ nhiều nguồn và do nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau quản lý. Do đó, để có thể tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ này, nhanh chóng xóa đói giảm nghèo và hoàn thành mục tiêu xóa nghèo năm 2016-2020 của quận và Thành phố, một số yếu tố tác động đến việc tham gia của hộ nghèo vào các chương trình này cần phải nhận ra. Qua phân tích, các yếu tố đó là:

* Có quá nhiều chương trình, dự án, nguồn vốn, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, trong khi năng lực quản lý ở cơ cấp cơ sở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu; bản thân người dân nghèo ở một số nơi cũng chưa sẵn sàng “hấp thụ” một cách tốt nhất các nguồn lực đầu tư, nên tính bền vững của công tác xóa đói giảm nghèo vẫn chưa cao (Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững gồm: Chương trình 30a, Chương trình 135, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135).

*Do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại dai dẳng, làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình. Phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại công việc... Điều này còn gây ra hậu quả là phụ nữ thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật do vất vả và không được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cũng như các nhu cầu chăm sóc khác… khiến cho hộ nghèo càng nghèo

*Người nghèo dễ bị tổn thương khi phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ và các rủi ro khác. Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1 - 1,2 triệu người. Số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn, do không ít số hộ đang sống bên ngưỡng đói nghèo và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm, ốm đau,... Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả thiên tai được coi như là một phần quan trọng của quá trình xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 79)