Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀO CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

3.6. Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin

3.6.1.Các hoạt động hỗ trợ của địa phương

Quận Phú Nhuận: Sân khấu kịch Phú Nhuận tặng 92 vé xem kịch miễn phí đến người nghèo (2 người/vé); tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ phục vụ người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán nhằm cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người nghèo. Năm 2016 có 28/32 hộ nghèo, hộ cận nghèo được Sở thông tin - Truyền thông và Công ty Truyền hình cáp Saigonrourist (SCTV) hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (01 hộ đã chuyển đi nơi khác, 03 hộ không có nhu cầu). Năm 2017 có 75/78 hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt chiều tiếp cận thông tin được hỗ trợ phương tiện và tài sản tiếp cận thông tin (03 trường hợp không có nhu cầu tiếp cận thông tin). Đến nay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận không còn thiếu hụt chiều tiếp cận thông tin.

Phường 2: Dán áp phích truyền thông về chuẩn nghèo mới của thành phố giai đoạn 2016-2020. Tuyên truyền chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2016 – 2020 lồng ghép qua các buổi họp Ban điều hành khu phố, tổ dân phố hàng quý.

Phường 8: Phát 255 tờ rơi, dán áp phích truyền thông về chuẩn nghèo mới của thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Tuyên truyền chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2016

Phường 15:Đầu năm 2016, trên địa bàn phường có 11 hộ thiếu hụt chiều sử dụng viễn thông. Đến nay, phường hoàn thành chỉ tiêu giảm chiều thiếu hụt thông tin.

Phường 17: Đầu giai đoạn, trên địa bàn phường có 02 hộ thiếu hụt chiều sử dụng viễn thông, 03 hộ thiếu hụt chiều tiếp cận tài sản thông tin đầu năm 2017 Phường đã trao tặng tivi cho hộ bà Phạm Thị Hồng. Qua khảo sát nhà bà Đỗ Thị Nhàn đã có tivi. Hộ bà Lê Thị Huệ và bà Phạm Thị Hồng lớn tuổi trong nhà cũng có tivi và đồng thời không có nhu cầu sử dụng điện thoại. Vì vậy giúp kéo giảm được chiều thiếu hụt.

Phường 7: Phường đã tạo điều kiện cho tất cả các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vượt chuẩn trên địa bàn phường có cơ hội để tiếp cận các phương tiện thông tin khác nhau.

3.6.2. Sự tham gia của người nghèo và một số yếu tố tác động

Qua số liệu khảo sát, thấy rằng số hộ nghèo sở hữu tivi khá cao 128 hộ (86%). Do đó, việc hưởng thụ văn hóa tối thiểu của hộ nghèo là tương đối ổn định. Hiện tại, có quá nhiều kênh giải trí đang phát sóng trên các kênh truyền hình. Số hộ có internet khá kiêm tốn là 4 hộ (chiếm gần 3%), nguyên nhân là do việc lắp đặt đường truyền có chi phí khá cao so với mức thu nhập bình quân tháng của hộ nghèo. Mặc khác, để kết nối với đường truyền hộ, nghèo còn cần trang bị những thiết bị cơ bản như máy tính, CPU,... Qua phỏng vấn có thể thấy rằng những hộ có internet thường là những hộ có con, em đang theo học ở một trường trung học, cao đẳng. Số hộ nghèo có radio là 4 hộ (chiềm gần 3%) thường tập trung vào những hộ nghèo có thành viên lớn tuổi. Cuối cùng là những hộ nghèo xem “ké” của những hộ khác vì họ không sở hữu bất kỳ những thiết bị tiếp cận thông tin nào và đây là nơi quận, phường cần tập trung vào để nâng cao mức thụ hưởng thông tin của người dân nghèo.

Biểu đồ 7. Nguồn tiếp cận thông tin

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua việc sở hữu nhiều tivi, đời sống văn hóa của người nghèo đã từng bước được cải thiện. Hàng đêm, họ tập trung, quây quần bên nhau cùng tận hưởng những chương trình truyền hình, giải trí nhờ đó đã làm giảm các cuộc cải vã do không phải biết làm gì để giết thời gian sau một ngày làm việc vất vả. Mặc khác, thông qua các chương trình truyền hình về những mảng khổ mà các gia đình khác đang gánh chịu ở các vùng, miền trên Việt Nam, các hộ gia đình nghèo hun đúc thêm tinh thần để vượt nghèo, vượt khổ vì biết rằng còn có những gia đình còn nghèo hơn, khổ hơn họ.

Có thể thấy, mức hưởng thụ văn hóa của người nghèo thường diễn ra theo hai chiều, xuất phát từ phía Nhà nước và do cộng đồng tự tạo dựng. Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh tế, khả năng tự thân từ cộng đồng là khá hạn chế, trong khi sự quan tâm của các cấp chính quyền còn chưa đúng mức, thiếu một hệ thống chính sách phù hợp. Ngoài ra, vẫn còn những chính sách được ban hành thiếu thực tế, không thu hút được sự hưởng ứng tham gia của người dân, gây lãng phí. Các vật phẩm văn hóa, sách, báo được phát cho người nghèo không mang lại tác dụng thiết thực bởi chưa phù hợp trình độ dân trí. Ngược lại, có những ấn phẩm, vật phẩm văn hóa được người nghèo ưa thích bởi phù hợp khả năng nhận thức của họ, có tác dụng tuyên truyền tốt thì không được chú ý đầu tư sản xuất, phát hành, như các băng đĩa

sự. Việc đầu tư không phù hợp thực tế và khập khiễng đã làm cho đời sống văn hóa của người nghèo trở nên nghèo nàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)