Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀO CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

3.5. Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

3.5.1. Các hoạt động hỗ trợ của địa phương

Quận Phú Nhuận: Bộ phận trợ giúp pháp lý, Phòng tư pháp và cán bộ tư pháp phường thực hiện tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí 289 lượt người nghèo, chiếm tỷ lệ 81% tổng số người được tư vấn, trợ giúp. Đồng thời, tăng cường thông tin, phổ biến các chế độ, chính sách, quy định pháp luật đến với người nghèo thông qua 192.000 tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác. Qua đó, giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ pháp lý, hiểu biết về luật pháp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Phường 2: Tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí gắn với nhu cầu thực tế của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước để tự vươn lên thoát nghèo; đồng thời, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục thực hiện các phương pháp, mô hình hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo như: trợ giúp pháp lý lưu động,

hình thành các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở,... tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ pháp lý miễn phí này.

Phường 8:Tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí gắn với nhu cầu thực tế của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước để tự vươn lên thoát nghèo; đồng thời, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục thực hiện các phương pháp, mô hình hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo như: trợ giúp pháp lý lưu động, hình thành các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở,... tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ pháp lý miễn phí này.

3.5.2. Sự tham gia của người nghèo và một số yếu tố tác động

Qua khảo sát 149 hộ, có đến 117 hộ (78,52%) chia sẻ là đã biết dịch vụ pháp lý và 32 hộ (21,48%) không biết dịch vụ này. Số hộ không biết dịch vụ hỗ trợ pháp lý tương đối cao (21,48%) do xuất phát từ tâm lý “mình nghèo, không có tiền, nếu đến luật sư tư vấn thì phải trả phí và khả năng thì không thể”, nên họ từ bỏ ý định.

Biểu đồ 6. Biết về dịch vụ hỗ trợ pháp lý

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua phân tích thấy có lỗ hổng trong công tác tuyên truyền. Thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý như:

*Tư vấn pháp luật: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý).

*Tham gia tố tụng: Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

*Đại diện ngoài tố tụng: Khi người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có thể sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

* Các hình thức trợ giúp pháp lý khác: hỗ trợ thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính; tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin pháp luật qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật;

Người nghèo tiếp cận với các quy định của pháp luật, hiểu và thực hiện đúng trách nhiệm của người công dân, không vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền lợi và nghĩa vụ của họ,… để từ đó giúp họ có một kiến thức cơ bản về pháp luật. Người nghèo cảm thấy an tâm vì họ biết rằng họ đã được luật pháp bảo vệ như bao nhiêu người khác. Từ đó, họ xóa đi mặc cảm “chỉ có người giàu mới được luật pháp bảo vệ”.

Ở Phường Y, bà BTU sống chung cùng hộ với bà Nguyễn Thị Thu trong hộ cùng thừa kế nên muốn sửa chửa, tăng diện tích sử dụng phải có sự thống nhất và đồng ý của 2 hộ dẫn đến giải pháp sửa chữa chưa thể thực hiện được. Sau khi tham gia chương trình hỗ trợ pháp lý, vận động được nguồn kinh phí và có được sự thống nhất của 2 hộ phường đã tiến hành sửa chữa lại phần nhà đã xuống cấp cho 2 hộ bà BTU và bà NTT.

Qua việc tham gia vào các chương trình hỗ trợ pháp lý, các hộ nghèo đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như hành động. Tuy nhiên, để

chương trình phát huy hết tác dụng, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia của hộ nghèo cần phải được nhận ra. Qua phân tích, chúng ta nhận ra một số yếu tố sau: *Do nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt; mạng lưới các dịch vụ pháp lý, phí dịch vụ pháp lý cao khiến người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật.

*Qua số liệu phân tích, nhiều hộ nghèo vẫn chưa biết được những chính sách về trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, nên thật sự không biết mình thuộc diện được Nhà nước trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền các dịch vụ hỗ trợ pháp lý đến người nghèo/hộ nghèo phần lớn giao cho Trung tâm trợ giúp pháp lý, Phòng Tư pháp; tuy nhiên, lực lượng này mỏng, không đủ đảm nhiệm, dẫn đến hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý chủ yếu xuất phát từ các hoạt động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý mà điển hình là Phòng tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý. Các đối tượng được trợ giúp pháp lý là chủ thể thụ hưởng nhưng lại ít khi đến chủ động tìm đến Phòng tư pháp và Trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)