Điều kiện sống và lý do nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN

2.4. Điều kiện sống và lý do nghèo

Qua kết quả khảo sát và tổng hợp bảng câu hỏi ta có kết quả về nguyên nhân nghèo của nhóm hộ điều tra như sau:

Bảng 9. Nguyên nhân nghèo của nhóm hộ điều tra

Nguyên nhân Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

2. Thiếu vốn sản xuất 46 30,87

3. Già yếu, mất sức lao động 15 10,07

4. Do ốm đau, tàn tật, tai nạn, hỏa hoạn 12 8,05

5. Đông con 10 6,71

6. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 30 20,13

7. Tệ nạn xã hội 14 9,40

8. Nguyên nhân khác 5 3,36

Tổng 149 100

Có lao động nhưng không tìm được việc làm 17 hộ chiếm tỷ lệ 11,41% trong tổng số hộ khảo sát. Thiếu vốn sản xuất có 46 hộ chiếm tỷ lệ 30,87% trong tổng số hộ khảo sát. Già yếu, mất sức lao động có 15 hộ chiếm tỷ lệ 10,07% trong tổng số hộ khảo sát. Ốm đau, tàn tật, tai nạn, hỏa hoạn có 12 hộ chiếm tỷ lệ 8,05% trong tổng số hộ khảo sát. Đông con có 10 hộ chiếm tỷ lệ 6,71% trong tổng số hộ khảo sát. Thiếu kinh nghiệm sản xuất có 30 hộ chiếm tỷ lệ 20,13% trong tổng số hộ khảo sát. Tệ nạn xã hội có 14 hộ chiếm tỷ lệ 9,40% trong tổng số hộ khảo sát. Các nguyên nhân khác có 5 hộ chiếm tỷ lệ 3,36% trong tổng số hộ khảo sát. Thực tế có hộ nghèo chỉ do một nguyên nhân, nhưng cũng có nhiều hộ do hai, ba nguyên nhân làm cho nghèo. Trong đó, thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất là nguyên nhân chủ yếu với tỉ lệ cao lần lượt là 30,87% và 20,13%.

Tiểu kết Chương 2

Trong những năm qua, thành phố vẫn luôn quan tâm chú trọng đến vấn đề xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Để khắc phục tình trạng đói nghèo, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo như: chính sách tín dụng; chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, về giáo dục, về y tế; chính sách đào tạo nghề; các chính sách nâng cao nhận thức của người nghèo. Qua thời gian thực hiện công tác giảm nghèo, qui mô hộ nghèo hàng năm đều giảm một cách nhanh chóng. Nhiều hộ nghèo không chỉ được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ xây nhà ở mà còn tạo điều kiện vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất. Để phát huy hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ, thành phố đã phối hợp với các đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo. Nhờ đó mà nhiều hộ nghèo thiếu vốn sản xuất đã vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong

chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định còn cao, trình độ còn thấp; nguồn vốn tín dụng cho vay giảm nghèo còn hạn chế; ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cấp trên.

Chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)