Chủ thể thực hiện việc quản lý nhà nước về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 25 - 29)

1.4.1. Tổng quan chung

Theo Điều 13 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm: cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự, trong đó cơ quan quản lý thi hành án dân sự gồm có cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ quan thi hành án dân sự bao gồm cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh); cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện).

Trên cơ sở quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 52 Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành ándân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự đã quy định hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:

Ở Trung ương: thì Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

Ở cấp tỉnh: thì các Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự tỉnh) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

Ở cấp huyện: thì các Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự huyện) là cơ quan thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

1.4.2. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định 62/2015/NĐ- Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp. Đây là cơ quan được giao thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý toàn diện hệ thống tổ chức, hoạt động đối với các cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước, bao gồm: quản lý nghiệp vụ thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; quản lý theo ngành dọc đối với 690 cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, 63 cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

Theo Điều 53 Nghị định 62/2015/NĐ của Chính phủ và Quyết định 61/2014/QĐ-TTg ngày ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu tổ chức gồm bảy đơn vị: “Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin; Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3); Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết

định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2); Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);”.[8]

Tổng Cục Thi hành án dân sự có cơ cấu cán bộ, công chức gồm: Tổng Cục trưởng, không quá 03 Phó Tổng cục trưởng; Vụ trưởng và tương đương, Phó Vụ trưởng và tương đương; Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác.

1.4.3. Cơ quan thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định 62/2015/NĐ-Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự

Việc đổi tên cơ quan thi hành án dân sự địa phương thành Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chi Cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm tính đồng bộ và xác định rõ vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự địa phương, tránh để tình trạng thiếu rõ ràng như hiện nay. Qua nghiên cứu cho thấy tên của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan chặt chẽ đến việc xác định vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự và việc khắc phục những bất cập trong mô hình tổ chức, tên gọi của cơ quan thi hành án dân sự từ hơn 15 năm qua. Hơn nữa, việc thay đổi tên của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện cũng là để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đó là: Tổng cục, Cục và Chi cục. Việc thay đổi này không làm tăng thêm tổ chức bộ máy của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện

Cục Thi hành án dân sự cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương theo pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 có tên gọi là phòng thi hành án tỉnh... Và theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 có tên gọi là Thi hành án dân sự tỉnh... và nay, theo Luật thi hành án dân sự thì có tên gọi là Cục thi hành án dân sự tỉnh. Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cục Thi hành án dân sự Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có các nhiệm vụ quyền hạn như sau: “Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định,

Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;. Đây là một nhiệm vụ khá quan trọng của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và đây cũng là nhiệm vụ chính của các Chấp hành viên. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thi hành các loại bản án, quyết định của toà án; Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền (theo khoản 2 Điều 142 Luật thi hành án dân sự); Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 Luật thi hành án dân sự; Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu”[5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 25 - 29)