Những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về thi hành án dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 47 - 55)

dân sự từ thực tiễn tại huyện Củ Chi, TP.HCM.

2.3.1 Ưu điểm

Thứ nhất pháp luật về thi hành án dân sự đã xây dựng được cơ chế quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ

chức và hoạt động, giúp cho việc tập trung đầu tư về con người, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho hoạt động thi hành án dân sự, cũng như quan hệ với các cơ quan hữu quan. Cục Thi hành án dân sự TP.HCM và Lãnh đạo Huyện Ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi quan tâm và chi đạo sát sao công tác thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự Huyện.

Thứ hai, trong nhiều năm qua việc Chi cục Thi hành án dân sự Huyện ngày càng lớn mạnh đội ngũ cán bộ công chức đã được nâng cao về mặt nghiệm vụ, đã nâng cao được vị thế và vai trò của Chi cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan ban, ngành của Huyện, từ đó có sự chuyển tích cực về nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện. Cơ chế mới đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự quan tâm phối hợp, lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Huyện. Luật thi hành án dân sự dành một chương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong công tác thi hành án dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt mối quan hệ trong công tác thi hành án dân sự. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm sát sao và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Chi cục thi hành án dân sự huyện Củ Chi hoạt động ngày một tốt hơn.

Thứ ba, đội ngũ công chức của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi ngày càng được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao. Hiện tại xây dựng được đội ngủ Lãnh đạo và cán bộ, công chức trong đơn vị đủ về số lượng mạnh về chất lượng cụ thể là Ban lãnh đạo gồm 4 đồng chí đều là Chấp hành viên Trung cấp và cơ quan có 18 Chấp hành viên kể cả lãnh đạo, tất cả các Chấp hành viên và thư ký điều có trình độ từ cử nhân Luật trở lên.

Thứ tư, nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của Huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự huyện đứng đầu là ban chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyên nên việc chỉ đạo các ban ngành phối hợp rất tốt trong công tác thi hành án dân sự, đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo chính quyền Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn bố trí cả bàn làm việc cho Chấp hành viên khi đi cơ sở, các chấp hành viên tham gia giao ban đầu tuần với các xã, thị trấn. Mặc khác Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi cũng đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan liên nghành như Tòa án-Viện kiểm sát-Công an trong việc chuyển giao bản án, kiểm sát thi hành án và hỗ trợ lực lượng trong quá trình tổ chức cưỡng chế thi hành án. Đồng thời, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương trong quá trình xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của đương sự.

Thứ năm, Mặc dù đơn vị có số lượng cán bộ, công chức và người lao động nhiều nhất thành phố Hồ Chi Minh so với các Chi Cục nhưng đơn vị đã xây dựng được đơn vị đoàn kết, thống nhất, đây được là điểm đặc trưng của Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi so với các quận huyện khác. Trong nhiều năm qua đơn vị không có xảy ra thất thoát tiền, tài sản công, chưa có cán bộ, công chức nào bị xử lý kỷ luật, đời sống của cán bộ, công chức trong đơn vị ngày một nâng cao.

2.3.2 Hạn chế

Có một vài cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong thời điểm hiện nay. Trình độ chuyên môn của các Chấp hành viên không đồng đều, còn một số Chấp hành viên chưa tích cực, chủ động trong công tác xử lý hồ sơ thi hành án, hồ sơ kéo dài nhiều năm chưa xử lý dứt điểm, chưa chú trọng các vụ việc có số tiền lớn để sớm giải

quyết dứt điểm, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể việc thực hiện chỉ tiêu hàng tháng, hàng quý.

Một số vụ việc thi hành án cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa được các Chấp hành viên quyết liệt thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự; Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vụ việc chấp hành viên chậm giao tài sản bán đấu giá thành cho người mua, điều này cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án.

Theo báo cáo tồng kết 06 tháng đầu năm 2019 thì "Thời gian gần đây, Chi cục thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thụ lý các vụ có giá trị phải thu rất lớn, tài sản phải thi hành án ở nhiều địa phương khác nhau. Theo quy định thì phải thực hiện ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi đương sự có tài sản, điều kiện thi hành án; trong khi thực tế yêu cầu phải xử lý xong tài sản của đương sự tại huyện Củ Chi xong mới xác định được các khoản nghĩa vụ còn lại để thực hiện ủy thác. Điều này, một mặt đã tạo ra khó khăn cho các Chấp hành viên trong quá trình xác minh, áp dụng biện pháp bảo đảm, một mặt làm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án do phải xử lý xong tài sản tại huyện Củ Chi rồi mới thực hiện việc ủy thác đi địa phương khác"[29].

Để đảm bảo thủ tục thi hành án, việc tống đạt cho đương sự là các bị cáo đang chấp hành hình phạt tại các trại giam thuộc Bộ Công an đòi hỏi chấp hành viên phải đi lại nhiều lần đã gây không ít khó khăn và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Chấp hành viên.

Tình trạng kê biên nhà đất nhưng bán đấu giá không có người mua diễn ra tại Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi nói riêng và tất cả các cơ quan thi hành án dân sự nói chung. Quy trình, thủ tục xử lý tài sản (nhất là thủ tục xử lý bất động sản) quá rườm rà, thiếu tính thực tiễn dẫn đến nhiều vụ việc bị kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết xong về tiền. Việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng cũng bị hạn chế trong

thời gian Tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn; Hậu quả suy giảm kinh tế những năm trước đến thời điểm này đã gây khó khăn trực tiếp cho công tác thi hành án dân sự. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp vay ngân hàng không có khả năng trả nợ, bị khởi kiện ra Tòa án và Tòa án đưa ra xét xử các vụ đại án kinh tế, tham nhũng làm phát sinh nhiều vụ việc phải thi hành có giá trị đặc biệt lớn và phức tạp về tính chất, tăng áp lực công việc đối với các Chấp hành viên.

Nhiều cán bộ, công chức đang công tác tại đơn vị có chỗ ở từ các Quận Huyện nội thành mỗi ngày phải đi làm trung bình trên 70 km/ngày nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và hiệu quả công việc ( hiện có 14 cán bộ, công chức trong đó có 7 chấp hành viên, 01 Kế toán trường và các cán bộ, công chức khác)

Việc tuyển dụng và luân chuyển cán bộ, công chức về đơn vị công tác xa như Huyện Củ Chi là rất khó khăn do việc đi lại xa xôi tốn kém nhưng chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp. Theo biên chế được giao đầu năm thì đơn vị được phân bổ là 33 biên chế, tuy nhiên do việc tuyển dụng mà công chức không về nhận nhiệm vụ nên Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã cắt đi 02 biên chế.

Trụ sở chật hẹp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu công việc hàng ngày. Đơn vị chưa có kho vật chứng, hiện vật chứng vẫn còn gửi tại kho của Cơ quan Công an.

Địa bàn huyện Củ Chi rộng, diện tích là 434,50km2, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, trình độ am hiểu về pháp luật còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn, gia đình chính sách nhiều nên rất khó trong việc tác nghiệp, vận động người thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình.

Số lượng các vụ việc còn tồn chuyển sang năm sau tiếp tục tổ chức thi hành (gọi tắt là việc tồn) trong 5 năm trở lại đây cho thấy, mặc dù số lượng việc tồn đọng chuyển kỳ sau có lúc tăng, lúc giảm. Nhưng thực tế số lượng

việc tồn cần phải giải quyết vẫn còn một số lượng lớn, số lượng án tính dụng ngân hàng tuy ít nhưng số lượng về tiền. Lượng hồ sơ thi hành án ngày càng nhiều, tính phức tạp ngày càng cao nên việc xử lý thi hành án cần phải có thời gian mới giải quyết được dứt điểm, theo báo cáo công tác thi hành án dân sư 9 tháng năm 2020 “bình quân mỗi Chấp hành viên đang thụ lý giải quyết trên 450 vụ việc/năm”[29].

Mặc khác, do đặc thù ở Huyện Củ chi quyền sử dụng đất hầu như là đất lúa do vậy việc phát mãi tài sản cưỡng chế rất khó khăn vì theo quy định của pháp luật về đất đai chỉ có người có Hộ khẩu tại Huyện Củ Chi hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng hầu như đời sống nhân dân tại huyện còn nhiều khó khăn và cũng không có nhu cầu nhận chuyển nhượng

Tài sản bảo đảm việc thi hành án của các tổ chức tín dụng Ngân hàng chủ yếu là đất nông nghiệp chưa được khai thác và đất nông nghiệp không có lối vào, hoặc nằm trong bưng, hoặc phải đi nhờ vào bờ ranh ruộng giữa các thửa và vào rất sâu nên rất khó phát mãi

Nhiều hồ sơ thi hành án mà đương sự có tài sản, tuy nhiên tài sản nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa di dời của nhà nước, Chấp hành viên chỉ có thể ngăn chặn tiền đền bù của các đương sự, không thể thực hiện việc xử lý kê biên tài sản, mặt khác việc bồi thường cho các hộ dân là rất lâu từ 01-02 năm do đó Chi cục Thi hành án không thể giải quyết dứt điểm hồ sơ thi hành án được.

Các tài sản thế chấp chỉ là quyền sử dụng đất như khi xác minh thực tế thì trên đất có nhà ở không phải là nhà của người phải thi hành án, trên đất có các ngôi mộ gia tộc, trên đất có nhà tình thương tình nghĩa, nhà gia đình chính sách, có công cách mạng hoặc quyền sử dụng đất đã bị bán giấy tay qua nhiều chủ nên việc phát mãi gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài.

Khi xác minh, đo đạc và kê biên quyền sử dụng đất thì phát hiện đất bị cấp trùng giấy, trùng thửa, hoặc bị cấn ranh nên việc xử lý tài sản gặp rất nhiều khó khăn, cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban nghành liên quan.

Kinh phí cấp về phục vụ cho việc xây trụ sở làm việc và xây dựng kho tang vật quá chậm, việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ công tác nghiệp vụ còn hạn chế do không có kinh phí. Phòng làm việc còn thiếu thốn, chật hẹp (một phòng với diện tích khoản 12 m2 phải bố trí từ 3 đến 4 cán bộ nhưng vẫn không đủ chỗ làm việc do vậy phải sử dụng hội trường để làm phòng làm việc).

Rất nhiều vụ việc về án phí, phạt sung công quỹ…., tiền trợ cấp nuôi con và thu tiền công dân trả nợ, khi đi xác minh người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án. Chấp hành viên không thể tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản được vì số tiền thi hành án quá nhỏ so với tài sản quá lớn của đương sự.

Từ năm 2019, Tổng cục thi hành án dân sự không cấp kinh phí thực hiện tống đạt văn bản qua Thừa phát lại. Trong khi đó, khối lượng việc thi hành án tiếp tục tăng, đòi hỏi Chấp hành viên, Thư ký Thi hành án phải trực tiếp thực hiện tống đạt cho đương sự mà địa bàn huyện củ chi thì rất rộng, một ngày Chấp hành viên có thể tác nghiệp ở một xã vì khoản cách từ xã này qua xã khác rất xa khoản 20km, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chỉ tiêu được giao.

Tiểu kết chương 2: Trên cơ sở nhận thức tầm quang trong của công tác thi hành án dân sự một lĩnh vực vừa gắn với cải cách hành chính, vừa là nhiệm vụ của cải cách tư pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về tài sản của nhân dân và hiệu quả của bản án Tòa tuyên nên các cấp, các ngành ở Huyện Củ Chi rất chú trọng đến công tác thi hành án dân sự huyện. Đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương và Lãnh đạo Chi cục thi hành dân sự huyện Củ Chi luôn chú trong đến công tác quản lý ngành, kỷ cương kỷ luật trong các bộ, chú trọng công tác vận động, thuyết phục đương sự nghiêm chỉnh chấp hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, làm tốt công tác phối hợp thi hành án và kiên quyết cưỡng chế, xử lý đối với các trường hợp chống đối, cản trở thi hành án...mạnh dạn đề xuất xử lý kỷ luật đối với các Chấp hành viên vi phạm vì vậy, công tác thi hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi trong nhưng năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện.

Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích thực tiển thực hiện phát luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động thi hành án, thực trạng hoạt động xây dựng bộ máy quản lý nhà nước được thể hiện ở các ưu, khuyết điểm ở nước ta nói chung và ở huyện Củ chi nói riêng. Tiểu luận cũng chỉ ra các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án ở huyện Củ Chi.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 47 - 55)