Thực tiễn quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự tại Chi cục Th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 36 - 47)

cục Thi hành dân sự Huyện Củ Chi TP.HCM.

2.2.1 Thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự.

Trong những năm qua, Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, đặc biệt là các Nghị quyết như Nghị quyết TW 4 khóa XII, Nghị quyết TW 5 khóa XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56 ngày 24/11/2017 Quốc hội khóa XIV gắn với Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, các văn bản, chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổ chức thi hành nghiêm các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình Thi hành án, kịp thời báo cáo và xin ý kiến cấp trên để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành.

Đơn vị đã chủ động và tích cực góp ý trong việc sửa đổi luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể là góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự và Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự có nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn chuyên môn tại địa bàn Huyện Củ

Chi nên đã tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là trong xử lý tài sản bảo đảm thi hành án mà phải phát mãi bán đấu giá nhiều lần. Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các Chấp hành viên trong quá tình tác nghiệp và giải quyết hồ sơ thi hành án.

Thực hiện tốt Nghị định 33/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thi hành án dân sự; Thông tư 06/2019/TT-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ Tư pháp về việc quy định Chế độ báo cáothống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành ánhành chính.

Đơn vị đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Huyện thành lập ban chỉ đạo thi hành án, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác xác minh, cưỡng chế với các phòng, ban liên quan của huyện. Phối hợp với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công An Huyện xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Huyện Củ Chi.

2.2.2 Về bộ máy hoạt động và đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục Thi hành án huyện Củ Chi.

Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi được thành lập năm 1993 được tách ra từ Toà án nhân dân Huyện Củ Chi, tiền thân là Đội Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi sau đó là Cơ quan Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi. Bộ máy hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi hiện tại được phân bổ là 31 biên chế, biên chế hiện có là 30 (thiếu 01 biên chế) cụ thể: -Ban lãnh đạo đơn vị: gồm 01 Chi Cục Trưởng và 03 Phó Chi cục Trưởng (cả 04 lãnh đạo điều là Chấp hành viên trung cấp)

-Bộ Phận nghiệp vụ trực tiếp tổ chức thi hành án (trừ 04 Lãnh đạo): gồm Chấp hành viên và Thư ký thi hành án, hiện đơn vị có 14 Chấp hành viên

(03 Chấp hành viên Trung cấp và 11 Chấp hành viên sơ cấp) và 09 Thư ký thi hành án.

-Bộ phận văn Phòng: gồm 01 đồng chí văn thư lưu trữ

-Bộ phận Kế Toán-thủ quỹ: gồm 02 Kế toán trưởng (01 Kế toán trưởng ngân sách và 01 Kế toán trưởng nghiệp vụ) 01 Thủ Quỷ

-Bộ phận bảo vệ, lái xe và tạp vụ: 03 hợp đồng 68

-Ngoài ra đơn vị còn có 6 hợp đồng thời vụ phụ giúp cho bộ phận văn phòng trong việc ra quyết định và kế toán trong việc nhập số liệu.

Nhìn chung, hiện tại hệ thống tổ chức hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi tương đối hoàn chỉnh so với nhiều Chi cục thi hành án khác trong cả nước, mặc dù số lượng biên chế thiếu nhưng hoạt động tương đối hiệu quả.

Đội ngũ Cán bộ công chức đơn vị làm công tác thi hành án có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đa số là từ cử nhân luật trở lên và Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi cũng là đơn vị có số lượng Chấp hành viên và Chấp hành viên Trung cấp nhiều nhất so với các Chi cục khác ở TP.HCM và các Chi cục khác trong cả nước (đơn vị có tổng cộng 18 chấp hành viên( 11 Chấp ành viên sơ cấp, 7 chấp hành viên trung cấp).[29]

Do huyện Củ Chi là huyện ngoại thành cánh trung tâm thành phố khoản 30 km nên việc điều động và tuyển dụng cán bộ, công chức về Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi cũng gặp rất nhiều khó khăn, hiện cán bộ, công chức đơn vị chủ yếu cư trú ở các Quận nội thành nên việc đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cũng nhưng hiệu quả trong công việc.

2.2.3 Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác thi hành án dân sự tại huyện.

Có thể nói trong các nội dung quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự thì nội dung này tại Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi còn nhiều khó khăn, hạn chế, do nhiều nguyên nhân, cụ thể Trụ sở làm việc của đơn vị được xây dựng năm 2010 và dự kiến bố trí chỗ làm việc cho 16 cán bộ, công chức nhưng hiện nay tổng số lượng biên chế và người lao động trong đơn vị là 40 gần gấp 3 lần số biên chế dự kiến, do vậy mỗi phòng làm việc rộng khoản 12 m2 phải bố trí từ 3-4 cán bộ, công chức, phải sử dụng luôn hội trường để bố trí phòng làm việc cho cán bộ, công chức đơn vị. Do đơn vị không có hội trường để tổ chức các hội nghị lớn nên phải mượn phòng họp của UBND Huyện.

Mặc khác, Hiện tại Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi cũng chưa có kho vật chứng nên phải đi thuê kho từ bên ngoài, dẫn đến công tác xử lý vật chứng của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn.

Có một điều thuận lợi là hiện tại UBND huyện Củ Chi đã cấp 2000 m2

đất để Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi xây dựng trụ sở mới và kho vật chứng, dự kiện khởi công vào năm 2021.

2.2.4 Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao giai đoạn từ năm 2015 đến nay.

Nhìn chung về cơ bản kết quả tổ chức thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi trong những năm gần đây ngày càng phát triển, đều đạt và vượt các chỉ tiêu của ngành giao, cụ thể như sau:

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2015 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt được như sau: “tổng số việc thụ lý là 6.414 việc và 1.020.410.029.000 đồng.

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM giao nhiệm vụ phải đạt tỉ lệ giải quyết về việc đạt 88.5% trên số có điều kiện, về tiền đạt tỉ lệ 77.5% trên số có điều kiện.

+ về việc đạt tỉ lệ 90.12 % vượt chỉ tiêu 1.62%, đạt 102% kế hoạch cấp trên giao.

+ về Tiền đạt tỉ lệ 82.32 % vượt chỉ tiêu 4.82%, đạt 106% kế hoạch cấp trên giao[24].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2016 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt được như sau: “tổng số việc thụ lý là 6.143 việc và 948.499.768.000 đồng.

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM giao nhiệm vụ phải đạt tỉ lệ giải quyết về việc đạt 70% trên số có điều kiện, về tiền đạt tỉ lệ 30% trên số có điều kiện.

Kết quả thực hiện:

+ về việc đạt tỉ lệ 72.15 % vượt chỉ tiêu 2.15% đạt 103% kế hoạch cấp trên giao.

+ về Tiền đạt tỉ lệ 20.12 % còn thiếu 9.8% không đạt kế hoạch cấp trên giao, còn thiếu 33 %”[25].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2017 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt được như sau: “tổng số việc thụ lý là 6.233 việc và 1.046.151.574.000 đồng.

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM giao nhiệm vụ phải đạt tỉ lệ giải quyết về việc đạt 81 % trên số có điều kiện, về tiền đạt tỉ lệ 32% trên số có điều kiện.

Kết quả thực hiện:

+ về việc đạt tỉ lệ 76.27 % vượt chỉ tiêu 4.73% đạt 108% kế hoạch cấp trên giao.

+ về Tiền đạt tỉ lệ 38.05 % vượt chỉ tiêu 6.05% đạt 126% kế hoạch cấp trên giao”[26].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2018 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt được như sau: “tổng số việc thụ lý là 6.661việc và 1.100.307.937.000 đồng.

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM giao nhiệm vụ phải đạt tỉ lệ giải quyết về việc đạt 72 % trên số có điều kiện, về tiền đạt tỉ lệ 32% trên số có điều kiện.

Kết quả thực hiện:

+ về việc đạt tỉ lệ 75.1 % vượt chỉ tiêu 3.1% đạt 102% kế hoạch cấp trên giao.

+ về Tiền đạt tỉ lệ 40.98 % vượt chỉ tiêu 8.98% đạt 128% kế hoạch cấp trên giao”[27].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2019 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt được như sau: “tổng số việc thụ lý là 6.174 việc và 832.767.419.000 đồng.

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM giao nhiệm vụ phải đạt tỉ lệ giải quyết về việc đạt 74.5 % trên số có điều kiện, về tiền đạt tỉ lệ 34% trên số có điều kiện.

Kết quả thực hiện năm 2019:

+ về việc đạt tỉ lệ 75.78 % vượt chỉ tiêu 2.78% đạt 103% kế hoạch cấp trên giao.

+ về Tiền đạt tỉ lệ 40.73% chỉ tiêu 7.73% đạt 123% kế hoạch cấp trên giao”[28].

2.2.5 Hoạt động kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự từ năm 2015 đến nay:

Có thể nói Công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự của đơn vị ngày càng được chú trọng và thực hiện tốt hơn, hàng năm đơn vị điều xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc tổ chức thi hành án

của các Chấp hành viên, Lãnh đạo đơn vị xếp lịch đi cơ sở để nắm bắt tình hình tác nghiệp của các Chấp hành viên tại các xã, Thị trấn. Hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo ngày càng được chú trọng nên hạn chế được nhiều việc bức xúc trong nhân dân, cụ thể như sau:

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2015 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt giải quyết như sau: “đã tiếp 02 lượt công dân tại trụ sở tiếp công dân, có 01 đơn thư khiếu nại đã ra quyết định trả lời khiếu nại xong, không có đơn thư tố cáo”[24].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2016 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt giải quyết như sau: “đã tiếp 02 lượt công dân tại trụ sở tiếp công dân, có 03 đơn thư khiếu nại đã ra quyết định trả lời khiếu nại xong, không có đơn thư tố cáo”[25].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2017 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt giải quyết như sau: “đã tiếp 16 lượt công dân tại trụ sở tiếp công dân, có 04 đơn thư khiếu nại, đã giải quyết 03, còn 01 trường hợp chưa giải quyết, không có đơn thư tố cáo, chủ yếu là các khiếu nại về việc chậm thi hành án”[26].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2018 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt giải quyết như sau: “đã tiếp 20 lượt công dân tại trụ sở tiếp công dân,03 đơn thư khiếu nại, đã giải quyết 02, không có đơn thư tố cáo, chủ yếu là các khiếu nại về việc chậm thi hành án”[27].

Theo báo cáo kết quả thi hành án dân sự năm 2019 của Chi Cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi thì kết quả đạt giải quyết như sau: “có 32 lượt công dân đặt lịch làm việc với lãnh đạo (đã tiếp công dân 32 lượt); có 08 đơn thư khiếu nại (đã giải quyết 03), không có đơn thư tố cáo, chủ yếu là các khiếu nại về việc chậm thi hành án”[28].

2.2.6 Hoạt động phối hợp trong thi hành án dân sự và vai trò chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Huyện Củ Chi.

Công tác phối hợp, chỉ đạo giữa các bộ, ngành trong việc hoàn thiện thể chế: Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự của Chi cục thi hành án dân sự Huyện và các cơ quan hữu quan được phát huy và duy trì thường xuyên, đơn vị chủ động phối hợp phối hợp trong công tác thi hành án dân sự, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện và Trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện. Thực hiện tốt vai trò Thường trực Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự, có tham mưu, đề xuất, xin ý kiến Ban chỉ đạo đối với những vụ việc thi hành án phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành.

Công tác phối hợp, chỉ đạo tổ chức thi hành hình phạt tiền và trách nhiệm dân sự của người phải thi hành đang chấp hành án phạt tù và việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá: Kịp thời trả lời xác minh của cơ quan công an liên quan đến thi hành án của những người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù và Công tác phối hợp liên ngành với Viện Kiểm sát nhân dân huyện trong thi hành án dân sự được thực hiện thường xuyên.

Phối hợp chặt chẽ với các trại giam, tạm giam trong việc thu tiền của người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, kịp thời cấp giấy xác nhận thi hành án cho người phải thi hành án làm thủ tục xét miễn, giảm hình phạt tù. “Cơ quan Thi hành án đã tăng cường phối hợp qua bưu điện bằng hình thức thư bảo đảm để Trại giam tống đạt quyết định thi hành án và xác minh tiền lưu ký, đối với việc trả tang tài vật và giải quyết thi hành án đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thì mới thực hiện trực tiếp. Công tác phối hợp với Trại giam trong thời gian qua bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định như việc phối hợp xác minh tài sản, giao trả

tài sản cho đương sự đang là phạm nhân. Tuy nhiên, việc triển khai thông tư, phối hợp chưa được đầy đủ, sâu rộng, Chấp hành viên, thư ký làm công tác thi hành án dân sự chưa thực sự quan tâm chú trọng đến công tác phối hợp với các trại giam.Việc gửi quyết định, thông báo thông tin hai chiều về người phải thi hành án là phạm nhân bằng văn bản chưa được đầy đủ, kịp thời. Việc trại giam thu tiền của người phải thi hành án là phạm nhân không được thông báo kịp thời cho cơ quan thi hành án biết. Trong khi đó cơ quan thi hành án vẫn động viên thân nhân của phạm nhân nộp số tiền phải thi hành án dẫn đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 36 - 47)