Phương pháp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 29)

hành án dân sự huyện A, B... (theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993) và đến năm 2004 được đổi tên là Thi hành án dân sự huyện... (theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005) và nay có tên gọi là Chi cục thi hành án dân sự quận, huyện theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014. Chi cục thi hành án dân sự huyện có 07 nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014.

1.5 Phương pháp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự. sự.

Phương pháp thực hiện quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự bao gồm: Phương pháp vận động giáo dục, thuyết phục; phương pháp hành chính; phương pháp cưỡng chế; phương pháp kinh tế, ngoài ra còn có một số phương pháp khác cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương pháp vận động giáo dục, thuyết phục

Vận động, giáo dục, thuyết phục là làm cho người được vận động quản lý nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Nếu như trong quản lý nhà nước nói chung, mệnh lệnh hành chính là phương pháp chủ yếu, thường được sử dụng thì biện pháp vận động, giáo dục, thuyết phục được các Cơ quan thi hành án dân sự rất coi trong, đặc biệt trong các vụ án có tính chất phức tạp, đương sự chống đối quyết liệt.

Thứ hai, phương pháp hành chính: Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính buộc đối tượng quản lý phải phục tùng. Trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động thi hành án dân sự thì biện pháp này cũng hết sức cần thiết, biện pháp

hành chính thể hiện sự tham gia của nhà nước vào trong hoạt động thi hành án dân sự qua những thủ tục hành chính, các biện pháp xử lý vi phạm (xử phạt hành chính, cưỡng chế hành chính) và hệ thống các cơ quan quan lý các cấp.

Thứ ba, phương pháp cưỡng chế: Phương pháp cưỡng chế là cách thức tác động mang tính chất bắt buộc, có thể gây thiệt hại về vật chất, tinh thành hay các quyền, lợi ích khác của đối tượng quản lý nhằm thực hiện các yêu cầu quản lý đặt ra. Các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải thực hiện nghiêm chỉnh, trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo nội dung án tuyên thì cương quyết phải áp dụng biên pháp cưỡng chế, kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế , không thể mượn lý do hòa giải để kéo dài thời gian thi hành án.

Thứ tư phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động một cách không trực tiếp đến các hành vi của người bị quản lý thông qua việc sử dụng những ảnh hưởng về mặt tài chính tác động đến lợi ích của con người. Trên thực tế phương trong thi hành àn dân sự phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở các thành phố lớn, kinh tế phát triển, cơ quan thi hành án vận động bên được thi hành án hỗ trợ lại một phần kinh phí để người phải thi hành án tạo dựng cuộc sống mới hoặc một số địa phương vận dụng một số cơ chế đặc thù để hỗ trợ người phải thi hành án nêu họ tự nguyện thi hành.

Ngoài ra, trong quản lý nhà nước về thi hành án dân sự còn sử dụng một số phương pháp khoa học khác như phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra....để phục vụ cho công tác quản lý.

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi hành án dân sự.

Hệ thống thể chế hành chính là tiền đề và là căn cứ pháp lý cho các hoạt động điều hành và quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, chủ yếu tập trung ở hai nhóm như sau: Một là: hệ thống văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hai là, hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp. Việc đầu tư về trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lực tài chính bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ, công chức vừa là điều kiện, vừa là tiêu chuẩn đánh giá sự hiệu quả của nền hành chính Nhà nước.

1.6.2 Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị

Có thể nhận thấy rằng vì ở nước ta xuất phát từ đặc điểm của hệ thống chính trị của Việt Nam là “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, vai trò tác động của đảng cầm quyền đối với tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính cơ bản có sự khác biệt với nhiều nước, mà chủ yếu và trước hết là ở tính độc lập tương đối của chúng. Mối quan hệ giữa các bộ phận khác của hệ thống chính trị như các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan lập pháp và tư pháp và bộ máy hành chính nhà nước cũng có nhiều điểm đặc trưng và tác động đến sự quản lý nhà nước.

1.6.3 Sự tham gia và ủng hộ của người dân

Sự ủng hộ và tham gia của người dân đối với quản lý nhà nước không chỉ đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước không những góp phần bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, , khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, mà đồng thời còn là yếu tố tác động quan trọng đến kết quả quản lý nhà nước.

Ngoài ra, quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự còn chịu sự tác động của một số yếu tố khác như: yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế… những yếu tố này cũng góp phần tác động không nhỏ đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong thi hành án dân sự.

Tiểu kết chương 1:Trong chương này, luận văn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề cơ sở lý luận chung nhất liên quan đến pháp luật về thi hành án dân sự như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của Thi hành án dân sự, quản lý nhà nước về thi hành án dân sự; Khái niệm và phân tích nội dung của pháp luật về thi hành án dân sự và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, nêu ra các nguyên tắc và phương pháp chủ yếu trong quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, phần này cũng nêu sơ lược các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về thi hành án dân sự cẩn phải được quan tâm, chú trọng và nâng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM

2.1 Khái quát, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở Huyện Củ Chi, TP.HCM. TP.HCM.

Củ Chi là huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hồ Chí Minh, , với diện tích tự nhiên bốn mươi ba ngàn bốn trăm chín mươi sáu héc ta, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An; phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh; phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh

Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài ra địa bàn huyện chủ yếu là đất trồng lúa và đất tróng cây hàng năm khác thuận lơi cho việc phát triển của nông nghiêp..

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là một mét hai và cao nhất là hai mét. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Bến Mương, Rạch Tra, Rạch Sơn, … Chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung Huyện Củ Chi có hệ thống sông ngòi dài đặc, phong phú, tao nên nét rất riêng của vùng đất Củ Chi quê hương anh hùng Thành đồng tổ quốc.

Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt chín mươi tám phần trăm tương đương một trăm ba mươi bảy hétta. Huyện có đường quốc lộ hai mươi hai nối với Campuchia qua huyện Bến Cầu của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển.

Hiện nay trên địa bàn huyện Củ Chi đang hình thành nhiều khu đô thi mới, nhiều khu công nghiêp hoạt động hiệu quả, đời sống nhân dân được cải thiện rất lớn.

Huyện Củ Chi có Đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi và hệ thống địa đạo nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây- Bắc.

Huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 20 xã và một Thị trấn: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Hòa Phú, Tân Thông Hội, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Trung Lập Hạ, Phú Hòa Đông, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, TrungLập Thượng.

Tổng dân số của huyện vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 403.038 người. Kể từ năm 2009 đến nay, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của huyện là 3,02%, cho thấy sự gia tăng dân số cơ học nhanh, đô thị hóa mạnh.

Trong giai đoạn 2015 – 2019: “cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch

vụ, hạ tầng kinh tế và xã hội được quan tâm đầu tư, lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển đáng kể, trình độ dân trí được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng, an ninh chính trị được giữ vững ổn định. Chương trình nông thôn mới đạt được những thành quả to lớn, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân”.[23]

2.2 Thực tiễn quản lý Nhà nước trong thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành dân sự Huyện Củ Chi TP.HCM. cục Thi hành dân sự Huyện Củ Chi TP.HCM.

2.2.1 Thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự.

Trong những năm qua, Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, đặc biệt là các Nghị quyết như Nghị quyết TW 4 khóa XII, Nghị quyết TW 5 khóa XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56 ngày 24/11/2017 Quốc hội khóa XIV gắn với Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, các văn bản, chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổ chức thi hành nghiêm các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình Thi hành án, kịp thời báo cáo và xin ý kiến cấp trên để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành.

Đơn vị đã chủ động và tích cực góp ý trong việc sửa đổi luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể là góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự và Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự có nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn chuyên môn tại địa bàn Huyện Củ

Chi nên đã tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là trong xử lý tài sản bảo đảm thi hành án mà phải phát mãi bán đấu giá nhiều lần. Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các Chấp hành viên trong quá tình tác nghiệp và giải quyết hồ sơ thi hành án.

Thực hiện tốt Nghị định 33/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thi hành án dân sự; Thông tư 06/2019/TT-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ Tư pháp về việc quy định Chế độ báo cáothống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành ánhành chính.

Đơn vị đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Huyện thành lập ban chỉ đạo thi hành án, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác xác minh, cưỡng chế với các phòng, ban liên quan của huyện. Phối hợp với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công An Huyện xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Huyện Củ Chi.

2.2.2 Về bộ máy hoạt động và đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục Thi hành án huyện Củ Chi.

Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi được thành lập năm 1993 được tách ra từ Toà án nhân dân Huyện Củ Chi, tiền thân là Đội Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi sau đó là Cơ quan Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi. Bộ máy hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi hiện tại được phân bổ là 31 biên chế, biên chế hiện có là 30 (thiếu 01 biên chế) cụ thể: -Ban lãnh đạo đơn vị: gồm 01 Chi Cục Trưởng và 03 Phó Chi cục Trưởng (cả 04 lãnh đạo điều là Chấp hành viên trung cấp)

-Bộ Phận nghiệp vụ trực tiếp tổ chức thi hành án (trừ 04 Lãnh đạo): gồm Chấp hành viên và Thư ký thi hành án, hiện đơn vị có 14 Chấp hành viên

(03 Chấp hành viên Trung cấp và 11 Chấp hành viên sơ cấp) và 09 Thư ký thi hành án.

-Bộ phận văn Phòng: gồm 01 đồng chí văn thư lưu trữ

-Bộ phận Kế Toán-thủ quỹ: gồm 02 Kế toán trưởng (01 Kế toán trưởng ngân sách và 01 Kế toán trưởng nghiệp vụ) 01 Thủ Quỷ

-Bộ phận bảo vệ, lái xe và tạp vụ: 03 hợp đồng 68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)