Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thi hành án dân sự ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 58 - 73)

huyện Củ Chi hiện nay.

3.2.1 Giải pháp chung

Một là, cần thực hiện có hiệu quả về việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật bảo đảm đúng thời hạn, chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiến

hành kiểm tra lại toàn bộ các văn bản pháp luật về Thi hành án dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm phát hiện những điểm chồng chéo, chưa thống nhất hoặc những vấn đề mới phát sinh mà pháp luật chưa quy định để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời. Tham mưu cho Chính phủ xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực thi hành án dân sự, hành chính; chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng các dự án luật quan trọng trong lĩnh vực tư pháp, như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Thừa phát lại; tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo các dự án luật tố tụng và tổ chức cơ quan tư pháp (như: Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) Luật Tổ chức điều tra hình sự (sửa đổi), Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi)...), đặc biệt là Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Hai là, tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, xác định công tác tổ chức cán bộ là khâu đột phá, trong đó tập trung vào những địa bàn nóng, những điểm nghẽn, những địa phương hay để xảy ra vi phạm hoặc còn nhiều hạn chế, yếu kém; tập trung chấn chỉnh, củng cố, kiện toàn đối với các đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chú trọng kiện toàn tổ chức cán bộ (từ Tổng cục, Cục đến các Chi cục), sau đó tiếp tục củng cố, kiện toàn đến các bộ phận chuyên môn khác.

Tăng cường kỷ luâṭ, siết chặt kỷ cương trong toàn hệ thống, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ thoái hoá, biến chất không đáp ứng yêu cầu, vi phạm về đạo đức, lối sống, những trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì phải có biện pháp thay thế.

Ba là, phải thật sự chú trọng công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ. Đây là khâu đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và chưa theo sát với tình tình thực tiễn ở địa phương, các sai phạm trong chuyên môn nghiệp vụ thời gian qua có một phần nguyên nhân rất lớn từ vấn đề này. Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra, chú trọng khâu tự kiểm tra.Việc kiểm tra, thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm và bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Phải khảo sát lại toàn bộ công tác kiểm tra và tự kiểm tra từ Tổng cục, Cục đến các Chi cục Thi hành án dân sự. Đây là vấn đề khó khăn nhưng phải làm, phải kiên quyết phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, kịp thời sửa chữa nhưng sai phạm trong quá trình tổ chức thi hành án.

Bốn là, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương trong công tác thi hành án dân sự, nhất là phối hợp, như giữa Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự với Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giữa Cục Thi hành án dân sự với cấp ủy Đảng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc trao đổi, làm việc trực tiếp về công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với lãnh đạo cấp Trưởng, cấp Phó của cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp và trong công tác thi hành án dân sự.

3.2.2 Giải pháp cụ thể * Đối với Bộ Tư Pháp

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tổ chức thi hành pháp luật thi hành án dân sự. Tổ chức thi hành nghiêm các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình thi hành án, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ

chức thi hành. Bên cạnh đó, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Chỉ thị 05 về tăng cường công tác thi hành án dân sự của Thủ tướng Chính phủ.

Đội ngũ cán bộ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ Tư pháp chỉ ra, theo đó tiếp tục hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ về công tác cán bộ; thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống thi hành án dân sự, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Chú trọng công tác bố trí, sử dụng cán bộ, xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phân công lao động, cơ cấu vị trí việc làm và các ngạch công chức trong hoạt động thi hành án. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, gắn đào tạo với sử dụng cán bộ, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động thi hành án.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng xác định nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật thi hành án dân sự, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiểm tra, giám sát và công tác cán bộ.

Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đáp ứng yêu cầu của mô hình quản lý tập trung thống nhất theo hệ thống ngành dọc. Củng cố và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng; thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra, giám sát nội bộ; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư xây dựng cơ bản và hợp tác quốc tế.

Cẩn phải quyết liệt hơn nữa trong công tác Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phải kịp thời đưa ra các giải pháp, biện pháp đồng bộ để khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém, tồn tại và sai phạm trong toàn hệ thống thi hành án dân sự từ trung ương đến địa phương.

Lãnh đạo Tổng cục, tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp sai phạm do thiếu trách nhiệm. Tăng cường công tác phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức, hoạt động thi hành án.

*Đối với các đơn vị thuộc Tổng cục

Tăng cường công tác hướng về cơ sở, bám sát và nắm chắc địa bàn, tình hình của các cơ quan Thi hành án dân sự từ đó kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương theo từng lĩnh vực do mình phụ trách.

Đối với những vụ án lớn, án điểm, được các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành và xã hội quan tâm, cần kịp thời tham mưu Lãnh đạo Tổng cục đề xuất Lãnh đạo Bộ thành lập các Ban chỉ đạo, Tổ công tác để kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị chỉ đạo địa phương ngay từ giai đoạn đầu tổ chức thi hành án.

Mỗi đơn vị chuyên môn cần thiết lập chặt chẽ mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các bộ phận chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự và các đồng chí Lãnh đạo Cục phụ trách lĩnh vực để thường xuyên trao đổi, hỗ trợ cho các địa phương và kịp thời phản ánh cho Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ những vấn đề mới phát sinh cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Ban hành các quy trình nghiệp vụ (từ tổ chức cán bộ đến chuyên môn nghiệp vụ, tài chính kế toán…) để thuận lợi cho các địa phương thực hiện.

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, đặc biệt là các Nghị quyết như Nghị quyết TW 4 khóa XII, Nghị quyết TW 5 khóa XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56 ngày 24/11/2017 Quốc hội khóa XIV gắn với Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, các văn bản, chỉ đạo của Tổng cục thi hành án dân sự, qua đó tiếp tục xây dựng các cơ quan thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao mức độ tín nhiệm của nền kinh tế.

Đề cao sự gương mẫu của lãnh đạo Cục. Quán triệt toàn diện những hạn chế, yếu kém, sai phạm liên quan đến tổ chức, hoạt động Thi hành án dân sự đến đội ngũ cán bộ chủ chốt của Cục Thi hành án dân sự, các Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự để nhận thức đầy đủ, rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém.

Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo điều hành của Cục đối với các Chi cục Thi hành án dân sự. Thông qua kết quả hoạt động nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà đánh giá đúng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hợp lý, thực hiện chế độ đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thi hành án một cách khách quan, công bằng và chính xác. Chú ý phát huy quyền dân chủ trong cơ quan thể hiện qua hoạt động giám sát, kiểm tra của chính cán bộ, công chức (nhất là trong công tác cán bộ và công tác tài chính), Thực hiện đúng nội quy, quy chế, nâng cao hiệu quả làm vịêc, hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác.

Chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc các vấn đề phát sinh ở địa phương liên quan đến Thi hành án dân sự; các vấn đề

báo chí, phương tiện thông tin đại chúng nêu, phản ánh liên quan đến tổ chức cán bộ và công tác thi hành án ở địa phương để kịp thời giải quyết, tháo gỡ và báo cáo về Tổng cục để báo cáo Bộ. Không để xảy ra tình trạng những sự việc diễn ra ở địa phương liên quan đến thi hành án mà Cục, Tổng cục, Bộ không biết mà các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, phản ánh.

Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, bảo đảm một vấn đề phải được các cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức hiểu và áp dụng thống nhất. Uốn nắn, chỉ đạo khắc phục, sửa chữa kịp thời các sai phạm trong quá trình áp dụng pháp luật, tổ chức thi hành án dân sự của các cơ quan thi hành án dân sự. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án v.v.

Tổ chức rà soát, phân loại, xác định một cách chính xác số vụ việc có điều kiện, chưa có điều kiện thi hành án và có biện pháp thi hành xong đạt chỉ tiêu đã được phân bổ, trong đó chú ý kiểm tra sát sao việc rà soát, phân loại án của Cục và các Chi cục, nhất là đối với những trường hợp án chưa có điều kiện thi hành, không phân biệt án đó thuộc diện chủ động thi hành hay thi hành theo đơn. Lập kế hoạch chi tiết để chỉ đạo việc tổ chức giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Cương quyết xử lý nghiêm những trường hợp Chấp hành viên có biểu hiện gian dối, chạy theo thành tích trong việc rà soát phân loại và tổ chức thi hành án.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo, kết luận của cấp trên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, nhất là tự kiểm tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất, tăng cường công tác kiểm tra của cơ quan thi hành án cấp trên đối với cấp dưới. Tổ chức các đợt kiểm tra chéo hoặc kiểm tra đột xuất đối với các Chi

cục nhằm kịp thời phát hiện để có biện pháp uốn nắn những sai sót trong thi hành án; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà và hành vi tiêu cực khác của cán bộ, công chức thi hành án dân sự.

Quản lý sử dụng ngân sách, tài sản, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, kiên quyết không để xảy ra các vi phạm về tài chính, nhất là trong việc thuê kho vật chứng thời gian qua. Khắc phục cho được tình trạng thiếu quan tâm, thậm chí khoán trắng công việc này cho Kế toán trưởng, dẫn đến tình trạng buông lỏng, thiếu sâu sát, đôi khi còn tuỳ tiện trong việc bảo đảm công tác xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động của cơ quan, đơn vị và của ngành, bảo đảm công tác tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, được quản lý chặt chẽ từ lương, phụ cấp, chi khác đến việc xây dựng trụ sở làm việc, kho vật chứng.

Tăng cường sự phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức, hoạt động Thi hành án; Duy trì và phát huy tốt hơn nưã công tác phối hơp ̣ liên ngành từ Trung ương đến địa phương; các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương cần tiếp tục tranh thủ sư quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp và sự phối hợp của các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án... trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và kể cả việc giám sát hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự.

*Đối với Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ Chi

Chỉ đạo các Chấp hành viên và CBCC đơn vị tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, đi báo công về báo việc, thực hiện nghiêm chỉ đạo của cấp trên về công tác cán bộ, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các Chấp hành viên và cán bộ công chức về công tác phòng chống tham nhũng[28].

Cần tranh thủ sự Lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy và uỷ ban nhân dân Huyện trong công tác thi hành án dân sự.

Nâng cao hiệu quả phối hợp với chính quyền cơ sở để phối hợp tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra từ 2-3 chấp hành viên khi kết thúc năm báo cáo. Lãnh đạo đơn vị xây dựng kế hoạch đi làm việc với Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch uỷ ban nhân dân 21 xã thị trấn.

Tăng cường kiểm tra đối với việc thi hành án có điều kiện thi hành mà kéo dài trên 03 năm chưa giải quyết xong, kiểm tra việc thi hành án liên quan đến ngân hàng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục phân công Chấp hành viên tự kiểm tra chéo đối với những vụ việc chuẩn bị ký hợp đồng bán đấu giá tài sản. Chỉ đạo tất cả các Chấp hành viên phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 58 - 73)