Khái quát, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Củ Chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 34 - 36)

2.1 Khái quát, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở Huyện Củ Chi, TP.HCM. TP.HCM.

Củ Chi là huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hồ Chí Minh, , với diện tích tự nhiên bốn mươi ba ngàn bốn trăm chín mươi sáu héc ta, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An; phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh; phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh

Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài ra địa bàn huyện chủ yếu là đất trồng lúa và đất tróng cây hàng năm khác thuận lơi cho việc phát triển của nông nghiêp..

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là một mét hai và cao nhất là hai mét. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Bến Mương, Rạch Tra, Rạch Sơn, … Chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung Huyện Củ Chi có hệ thống sông ngòi dài đặc, phong phú, tao nên nét rất riêng của vùng đất Củ Chi quê hương anh hùng Thành đồng tổ quốc.

Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt chín mươi tám phần trăm tương đương một trăm ba mươi bảy hétta. Huyện có đường quốc lộ hai mươi hai nối với Campuchia qua huyện Bến Cầu của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển.

Hiện nay trên địa bàn huyện Củ Chi đang hình thành nhiều khu đô thi mới, nhiều khu công nghiêp hoạt động hiệu quả, đời sống nhân dân được cải thiện rất lớn.

Huyện Củ Chi có Đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi và hệ thống địa đạo nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây- Bắc.

Huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 20 xã và một Thị trấn: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Hòa Phú, Tân Thông Hội, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Trung Lập Hạ, Phú Hòa Đông, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, TrungLập Thượng.

Tổng dân số của huyện vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 403.038 người. Kể từ năm 2009 đến nay, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của huyện là 3,02%, cho thấy sự gia tăng dân số cơ học nhanh, đô thị hóa mạnh.

Trong giai đoạn 2015 – 2019: “cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch

vụ, hạ tầng kinh tế và xã hội được quan tâm đầu tư, lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển đáng kể, trình độ dân trí được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng, an ninh chính trị được giữ vững ổn định. Chương trình nông thôn mới đạt được những thành quả to lớn, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân”.[23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi hành án dân sự từ thực tiễn chi cục thi hành án dân sự huyện củ chi, TP HCM (Trang 34 - 36)