Nguyên tắc của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 28 - 33)

Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần được xây dựng dựa trên hệ thống các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển bền vững của chủ rừng đối với tài

Nguyên tắc phát triển bền vững cũng được Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Việt Nam quy định thành nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 13 và Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì quy định tại Điều 10, đó là: hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phảibảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương.Trong Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về đất trồng rừng được xếp trong mục đất nông nghiệp và phân chia thành các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất. Nguyên tắc sử dụng đất, có quy định: việc sử dụng đất phải tơn trọng các ngun tắc tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh [47] [52].

Trong Luật Môi trường năm 2014, vấn đề quản lý rừng bền vững được đề cập đến ở các khía cạnh cụ thể như: tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, lồi thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái. Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ và giống, lồi sinh vật; khơng làm mất cân bằng sinh thái [50].

Cùng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành lâm nghiệp như quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất rừng; đóng góp tương xứng với tiềm năng cho nền kinh tế quốc dân; phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập đầy đủ, hài hòa với xu hướng quản trị rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp như tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng

toàn quốc lần thứ X, XI và XII, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Để xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện cần phát triển tồn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng” [3].

Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 thì Luật Lâm nghiệp bổ sung 4 chương mới, phù hợp với sự vận động của thực tiễn gồm: chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Điểm đối mới quan trọng nhất của Luật Lâm nghiệp là việc coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm. Luật Lâm nghiệp sẽ chính thức đi vào cuộc sống từ 01/01/2019, tạo hành lang pháp lý và thời cơ, vận hội mới cho lâm nghiệp Việt Nam [52].

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan

quản lý nhà nước đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

“…Muốn quản lý rừng tốt phải có chủ rừng cụ thể ở từng khu rừng và chủ rừng phải có lợi ích xứng đáng từ rừng đưa lại” [42]. Xác định chủ thể quản lý, bảo vệ rừng hay chủ rừng, đảm bảo “mỗi khu rừng phải có chủ thực sự”, do đó, đã trở thành một vấn đề căn bản gắn liền với tiến trình phát triển và cải cách ngành lâm nghiệp Việt Nam trong 30 năm qua [45]. Một loạt các

chính sách như giao đất, giao rừng, khốn quản lý bảo vệ rừng, cho thuê rừng và môi trường rừng,… lần lượt ra đời, thúc đẩy q trình trao quyền, khuyến khích sự tham gia của các chủ thể, đặc biệt chủ thể ngồi ra nước (hộ gia đình, cộng đồng, cá nhân) vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ rừng và góp phần xóa đói giảm nghèo vùng cao. Dù luật BV&PTR ban hành năm 2004 đã đánh dấu một bước tiến lớn khi thể chế hóa “quyền sở hữu rừng” cho chủ rừng sản xuất là rừng trồng; nhưng nhìn tổng thể, quyền sở hữu rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận một cách đầy đủ, “tư duy lý luận về quyền sở hữu rừng, quyền kinh doanh rừng, quyền hưởng từ các nguồn lợi từ rừng… lại chưa rõ ràng, minh bạch… khi phần lớn diện tích rừng và đất rừng vẫn do các tổ chức nhà nước quản lý và sử dụng” [44]. Với khung pháp lý hiện nay, các chủ rừng chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng rừng, đất rừng; trong khi quyền định đoạt vẫn thuộc về Nhà nước. Các chủ rừng đặc dụng, phịng hộ khơng có quyền định đoạt đối với rừng mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng về lâm nghiệp. Các quyền chuyển nhượng, trao đổi, cầm cố hay góp vốn quyền sử dụng rừng cũng khơng được cho phép hoặc thừa nhận, kể cả khi ban quản lý rừng được nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Các chủ rừng sản xuất là rừng tự nhiên cũng chỉ được trao quyền thế chấp, bảo lãnh phần giá trị gia tăng của trữ lượng gỗ đã tạo thành do công sức đầu tư của họ. Nhưng trên thực tế, hầu như khơng có khả năng xác định được phần giá trị gia tăng này trong trữ lượng gỗ tăng trưởng tự nhiên của rừng vì vào thời điểm giao rừng giá trị của rừng khơng được xác định [41]. Nói cách khác, những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng hay chủ rừng chưa tường minh, cơ hội thực hành quyền trong thực tế rất hạn chế; từ đó ảnh hưởng đến động lực tham gia BV&PTR của các chủ thể liên quan,

trong đó có các hộ gia đình, cộng đồng – những người đã và đang có sinh kế dựa vào rừng.

Việc Nhà nước trực tiếp nắm giữ tài nguyên rừng nhằm bảo vệ, duy trì và gia tăng lợi ích của rừng đối với quốc gia trên tất cả các mặt môi trường, kinh tế và xã hội là lẽ tất yếu. Nhưng trên thực tế, người dân sống ở khu vực rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. dưới áp lực giảm nghèo, dân số gia tăng thì nhu cầu được khai thác, sử dụng các sản phẩm, nguồn lợi từ rừng để đáp ứng nhu cầu sinh kế hàng ngày càng nhiều hơn. Xung đột lợi ích, mục đích sử dụng và chưa có nhận thức chung về bảo vệ tài nguyên rừng dẫn đến tình trạng người dân tìm cách khai thác rừng “của nhà nước” làm nguồn lợi cho riêng mình [41]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ, giao đất giao rừng có thể cung cấp lợi ích thực sự cho người dân địa phương, nhưng dưới ảnh hưởng của các thể chế địa phương, mà các lợi ích này có thể bị phân bổ một cách thiếu minh bạch và không cơng bằng giữa các hộ gia đình, cộng đồng; từ đó làm nảy sinh những mâu thuẫn khơng đáng có và giảm hiệu quả thực tế của chính sách này. Những vấn đề nêu trên đặt ra các thách thức về các lựa chọn trong phân bổ tài nguyên rừng và thực hiện quá trình chuyển giao quyền như thế nào để quản lý, bảo vệ rừng một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, minh định rõ ràng hơn về quyền đối với tài nguyên rừng, đất rừng đối với từng chủ thể liên quan, đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng, sẽ là chìa khóa quan trọng để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong suốt thời gian vừa qua, nhà nước cũng đã quy định về trách nhiệmcủa các chủ thể bảo vệ rừng, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương ởnhiều văn bản khác nhau như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Đất đai năm 2013, Luật Đa sạng Sinh học năm 2012, Luật Môi trường năm 2014, Luật Lâm nghiệp

năm 2017 cũng như các văn bản hướng dẫn dưới luật khác. Tuy nhiên, khi giải quyết các vụ việc cụ thể thì trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân cụ thể lại khơng xác định được và xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ, ngành, cơ quan như kiểm lâm, cơ quan hải quan, UBND địa phương. Ví dụ, việc xác định trách nhiệm cho thuê rừng đối v ới các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời gian vừa qua. Việc thay đổi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương...Do vậy , nguyên tắc này cần được xây dựng theo một nguyên tắc thống nhất trong hệ thống các văn bản có liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)