Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 42 - 46)

2.1.3.1. Chủ rừng là các tổ chức sự nghiệp của nhà nước

Các quyền và nghĩa vụ của các Ban quản lý và của bên nhận khoán bảo vệ rừng được thể hiện trong hợp đồng khoán.

Các chủ rừng là các đơn vị sự nghiệp nhà nước đều không được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; khơng được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụng rừng.

2.1.3.2. Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước

Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước có thể được nhà nước giao, cho th diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ hoặc khu bảo vệ cảnh quan của rừng đặc dụng. Vì vậy, tuỳ thuộc vào loại rừng được giao, được thuê, thậm chí tuỳ thuộc vào phương thức và nguồn gốc số tiền trả cho việc giao và thuê rừng mà chủ rừng này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Chủ rừng này được nhà nước giao, cho thuê rừng chủ yếu với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng cũng phải đảm bảo bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch; được nhà nước cơng nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng.

2.1.3.3. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

trả tiền hàng năm thì được được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, nghiên cứu khoa học; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.

2.1.3.4. Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản liên quan quy định khá chi tiết và cụ thể về quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, nội dung các quy định này còn một số hạn chế như:

Một là, xác định chủ rừng

Hai là, pháp luật về quyền tài sản của chủ rừng còn nhiều bất cập. Việc thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là một điểm tiến bộ của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Luật này giải thích “Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng”.

Tuy nhiên, các quy định về quyền sở hữu này chưa rõ ràng đối với các chủ rừng. Nhà nước chỉ thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức kinh tế trong nước thì chỉ có những tổ chức nào đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất mà tiền đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất rừng sản xuất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước cho thuê đất rừng

sản xuất.

Những doanh nghiệp lâm nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, nếu được nhà nước giao đất, giao rừng không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng nhưng tiền sử dụng đất, tiền sử dụng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đã trả đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo quy định này thì “quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng” của nhà nước đã trở thành vốn góp của nhà nước vào doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp phải có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mới phù hợp. Việc quy định doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước không được quyền “quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng” đã mâu thuẫn với quy định về “chuyển quyền sở hữu tài sản” trong Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho cơng ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và quy định về thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước trong Bộ luật Dân sự năm 2015 “Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”.

Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng rừng và đất rừng Luật lâm nghiệp Trung Quốc không quy định dựa trên chủ rừng nào , được giao hay thuê và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hay ngoài nhà nước như Việt Nam mà quy định loại rừng nào được chuyển nhượng , đó là: (1) Rừng gỗ, rừng kinh tế và rừng nhiên liệu; (2) Quyền sử dụng đất trong khu rừng gỗ, rừng kinh tế và rừng nhiên liệu; (3) Quyền sử dụng đất ở những khu rừng gỗ,

rừng kinh tế và rừng nhiên liệu sau khi đã chặt, đốt; (4) Quyền sử dụng các loại rừng khác theo quy định của Hội đồng nhà nước.

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và trước đây trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì rất nhiều chủ rừng có quyền sử dụng rừng, thậm chí khơng phải là chủ rừng cũng có quyền sử dụng rừng như bên thuê lại rừng, bên nhận giao khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, quyền sử dụng rừng của các chủ rừng là khác nhau đối với các mỗi loại rừng được nhà nước giao hoặc cho thuê. Đối với chủ rừng được giao rừng đặc dụng và rừng phịng hộ có quyền sử dụng rừng khác với chủ rừng được giao, cho thuê rừng sản xuất. Việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chủ yếu phục vụ lợi ích cơng cho nên quyền của các chủ rừng này hạn chế hơn với các chủ rừng quản lý rừng sản xuất.

Việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được quy định tại Khoản 6 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp, cụ thể như sau [32]:

- Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

+ Việc cho th mơi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thơng báo rộng rãi.

+ Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích th mơi trường rừng;

+ Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được th mơi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích th mơi trường rừng.

hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;

- Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.

Đây là một hướng đi cần được khuyến khích thực hiện nhưng phải đảm bảo vai trò của Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý rừng, mục đích sử dụng rừng của các chủ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)