chủ rừng tại tỉnh Quảng Nam và nguyên nhân
Thứ nhất, cơ chế chính sách chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực cho bảo vệ rừng. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thiếu rõ ràng, khi rừng bị mất, chủ rừng (nhất là các chủ rừng thuộc Nhà nước) khơng phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Chính sách quyền hưởng lợi từ rừng chưa phù hợp với thực tiễn, lại chưa được các địa phương thực hiện nghiêm túc. Cơng tác quy hoạch, kế hoạch thiếu tính khoa học, chưa đồng bộ với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất đai,... nên quy hoạch không được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên bị phá vỡ. Cơng tác giao, cho th rừng, đất rừng, khốn bảo vệ rừng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm, theo dõi việc sử dụng đất rừng sau khi giao, cho thuê chưa thường xuyên. Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật chậm, chưa kịp thời quy định các biện pháp phối hợp để xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm của lâm tặc và người có trách nhiệm quản lý Nhà nước. Chưa có chiến lược hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy việc ban hành các văn bản đơn hành cịn mang tính giải quyết tình thế cấp thiết.
Thứ hai, đối với các hộ gia đình và cộng đồng dân cư miền núi, quyền
sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của họ, tuy nhiên, quyền hưởng hoa lợi từ rừng được giao trên thực tế lại rất hạn chế. Cho đến nay, người dân chưa thể khai thác rừng tự nhiên vì rừng giao cho các hộ và cộng đồng đa phần là rừng nghèo, rừng mới phục hồi. Thủ tục khai thác gỗ từ rừng tự nhiên lại khá phức tạp và quy định khơng được khai thác gỗ vì mục đích thương mại gây khó khăn cho các hộ gia đình và cộng đồng mong muốn có thu nhập chính đáng từ khai thác gỗ rừng tự nhiên. Thêm vào đó, việc đóng cửa khai thác rừng tự nhiên khơng có thời hạn rõ ràng khiến các cộng đồng và hộ gia đình e ngại khi được giao rừng tự nhiên. Hiện cộng đồng và hộ gia đình chỉ có nguồn thu nhập chính từ rừng tự nhiên là tiền khốn bảo vệ rừng, tuy nhiên, nguồn kinh phí này khá thấp.
Thứ ba, các quyền quản lý rừng như giao rừng, cho thuê rừng, chuyển
loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng vẫn chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực hiện mà thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư và các chủ rừng trong tiến trình chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt – mặc dù khoản 7 Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 nhấn mạnh “bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; khơng phân biệt đối xử về tơn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng” và khoản 8 Điều 14 nêu rõ “… ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập qn, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật”. Hai nội dung này thiết nghĩ cần được quy định cụ thể ở các văn bản dưới Luật, đặc biệt là cần làm rõ cơ chế để người dân tham gia trong việc giao
rừng, cho thuê rừng, tránh tình trạng thiếu vắng sự tham gia của các hộ gia đình và cộng đồng trong các khâu chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt và xác định ranh giới rừng như trước đây, gây phát sinh tranh chấp khơng đáng có giữa các chủ rừng, nhất là giữa chủ rừng nhà nước và các hộ gia đình được giao đất giao rừng. Ngồi ra, việc ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng sẽ khó thực hiện nếu thiếu các quy định cụ thể vì xét trong bối cảnh rừng và đất lâm nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu do các tổ chức nhà nước quản lý. Hơn nữa, các cộng đồng dân tộc thiểu số hiện cũng khơng cịn thuần nhất do tình trạng di dân theo kế hoạch và không theo kế hoạch cũng như tác động của yếu tố kinh tế thị trường [52].
Thứ tư, quyền ngăn chặn cũng chưa được đề cập rõ ràng trong Luật
Lâm nghiệp. Đây là quyền của chủ rừng ngăn chặn người bên ngoài tiếp cận và sử dụng rừng, tuy nhiên, hiện Luật mới quy định “Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp” chứ chưa quy định cụ thể bảo vệ như thế nào, đặc biệt là đối với các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm rừng trái phép. Một số thách thức khi trao quyền ngăn chặn cho cộng đồng và hộ gia đình là các cộng đồng có thể được trao quyền này nhưng chưa có đủ năng lực để thực hiện trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước thì chưa đầy đủ và hiệu quả. Mặt khác, trao quyền ngăn chặn cho một nhóm người sử dụng nhất định cũng đồng nghĩa với việc tước đi quyền sử dụng rừng của những người khác.
Thứ năm, Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới luật hiện vẫn chưa đưa
ra hướng dẫn về vấn đề liên kết quản lý rừng hay đồng quản lý rừng. Thực chất, đồng quản lý rừng là một phương thức quản lý có hiệu quả, trong đó chủ rừng nhà nước chia sẻ quyền, lợi ích và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng với cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương (xã, thơn) ở các mức độ khác nhau tùy theo năng lực của mỗi bên, nhưng khơng làm mất
vai trị chủ đạo của chủ rừng nhà nước. Do vậy, cần sớm luật hóa khái niệm này để có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý, bảo vệ rừng hiện nay.
Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, người dân, nhất là ở vùng sâu,vùng xa trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam chưa nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển rừng, nên vẫn tiếp tục phá rừng, có nơi cịn tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền.
Hai là, các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức
chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, ở những điểm nóng phá rừng, do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị xử lý nghiêm túc. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng phá rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng, một số nơi có biểu hiện thỏa mãn với thành tích, khơng duy trì hoạt động thường xuyên, do vậy tình trạng phá rừng và các hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục tái xuất hiện.
Ba là, chủ rừng là các lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phịng
hộ và rừng đặc dụng khơng đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao. Một số đơn vị có biểu hiện thiếu trách nhiệm, thơng đồng, tiếp tay cho hành vi phá rừng. Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có diện tích quy mơ nhỏ nên khơng thể tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng được giao, vì vậy Nhà nước đang phải hỗ trợ bảo vệ rừng cho những đối tượng này.
Bốn là, chưa huy động được các lực lượng của xã hội cho bảo vệ rừng.
Phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở địa phương chưa thật sự có hiệu quả, cịn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phương án giải quyết của liên ngành. Việc xử lý các vi phạm
chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, cịn có những quan điểm khác nhau của các cơ quan chức năng ở một số địa phương. Trong khi lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; chống trả người thi hành công vụ ngày càng hung hãn; không xử lý kiên quyết, nghiêm minh, lâm tặc sẽ coi thường pháp luật và tiếp tục chống người thi hành công vụ với mức độ phổ biến hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng ở Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trước tiên phải kể đến Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, sau đó là hàng loạt các luật liên quan và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Tuy nhiên, nội dung điều chỉnh cịn chưa hồn thiện và công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng ở tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập. Qua việc phân tích những nội dung các quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng ở tỉnh Quảng Nam, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Một là, hệ thống pháp luật về về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của
Việt Nam khá đồ sộ và đầy đủ bao trùm nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Hai là,các quy định pháp luật cũng chưa xác định rõ được trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm của các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, trong thực tế các cơ quan quản lý vẫn đổ trách nhiệm cho nhau khi có các sai phạm xảy ra.
Ba là,các quy định pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của việc quản lý
rừng bền vững vẫn chưa đáp ứng được và bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng Việt Nam vẫn chưa được thơng qua nên khơng chỉ khó khăn trong quản lý bền vững các diện tích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ mà cịn khó khăn cả trong
việc quản lý bền vững rừng sản xuất lên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
Chương 2 của luận văn đã phân tích sâu sắc các nội dung của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của lĩnh vực pháp luật này. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3