Vaitrị của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 33 - 37)

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc kỹ thuật

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cần phải đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật của ngành lâm nghiệp và các quy chuẩn quốc tế như: nguyên tắc xác định các tiêu chí phân loại rừng, đất rừng theo mục đích sử dụng. Diện tích rừng, đất rừng nào phải được xây dựng nhằm mục đích phịng hộ, diện tích rừng, đất rừng nào xây dựng thành vườn quốc gia, khu bảo tồn… và tiêu chí cụ thể để xây dựng các khu rừng đó. Ngồi ra, chúng ta còn phải dựa vào các nguyên tắc về an ninh, quốc phịng để xác định các diện tích đất, rừng nào thuộc vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng… Dựa trên nguyên tắc này, chúng ta xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ rừng hợp lý và kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn cho các chủ rừng…Tránh tình trạng quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ rừng của accs chủ rừng liên tục bị thay đổi bởi các mục tiêu phát triển kinh tế của các địa phương. Hệ thống các nguyên tắc kỹ thuật cần được xây dựng chi tiết và cụ thể làm cốt lõi cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát riển rừng chứ không phải là các văn bản hướng dẫn chi tiết sau khi có luật.

1.2.5. Vai trị của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng nghĩa vụ của chủ rừng

Hệ thống pháp luật về rừng và nghề rừng ln đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển bềnvững trong giai đoạn hiện nay, trong đó rừng thể hiện cả vai trị kinh tế trong phát triển; cả vaitrị xã hội trong xóa đói, giảm nghèo tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa; và cả vai trị bảo vệ mơitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã thực thiđược hơn 10 năm và được thay thế bằng Luật Lâm nghiệp năm 2017, cái được cũng nhiều và cái chưa được cũng khơng ít, kể cả từ tên luật,phương pháp tiếp cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về rừng và nghề rừng củanước ta khơng cịn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp thu được các thông lệ tốt trên thếgiới.

- Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tất cả các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các quy định của pháp luật. Trong lịch sử, nhà cầm quyền đều sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội, trong đó có vấn đề quản lý tài nguyên rừng. Từ thời phong kiến đến thời thuộc Pháp, nhà cầm quyền đều quy định về cách thức quản lý, bảo vệ rừng từ việc xáclập quyền sở hữu đối với rừng, việc xác lập các khu rừng cấm... Khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời, pháp luật cũng được xem là cơng cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và bảo vệ và phát triển rừng nói riêng. Pháp luật xác lập quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng.

- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của các chủ thểbảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật quy định thẩm quyền cụ thể của các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là vai trò của các chủ rừng. Từng cơ quan có thẩm quyền cụ thể như: thẩm quyền trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng; thẩm quyền trong việc giao rừng, cho thuê rừng; thẩm quyền trong việc chuyển đổi mục

đích sử dụng rừng; thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm đối với các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng...

- Pháp luật xác định thẩm quyền của các chủ thể được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng. Tùy thuộc chủ thể thực hiện mục đích cơng ích hay mục đích kinh doanh mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với các chủ thể thực hiện nhiệm vụ cơng ích thì quy định trách nhiệm nhiều hơn quyền lợi, đối với các chủ thể có mục đích kinh doanh, pháp luật xác lập quyền hưởng lợi tương ứng với nghĩa vụ phải thực hiện, đảm bảo phát triển kinh tế đồng thời với phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.

- Pháp luật là cơ sở cho việc quản lý rừng bền vững. Chủ rừng hoặc người quản lý rừng tổ chức các hoạt động của một khu rừng xác định ln thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ tối đa mà khơng làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và khơng làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng. Như vậy, để quản lý rừng bền vững thì cơng cụ quản lý khơng thể thiếu đó là pháp luật. Pháp luật xác định mức độ khai thác, tiêu chuẩn rừng được khai thác để đảm bảo phát triển rừng bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tùy thuộc loại rừng khác nhau, địa hình khác nhau mà pháp luật quy định mức độ khai thác phù hợp, thậm chíđối với các diện tích rừng phịng hộ rất xung yếu, các diện tích rừng bảo tồn như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, pháp luật cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, các chủ thể chỉđược hưởng lợi ích từ việc cung cấp các giá trịdịch vụ môi trường rừng, khai thác tận thu các cây gãy, đổ, sâu bệnh. Như vậy, pháp luật chính là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý rừng bền vững.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp chứng chỉ rừng. Để đạt được mức độ quản lý rừng bền vững, các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng kiến thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm ba mặt: kinh tế, môi trường và xã hội.

Mỗi mặt gồm một số tiêu chí phải đánh giá, mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số biểu thị dễ định lượng, rồi đến các mức độ cuối cùng là nguồn kiểm chứng…

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trịrừng (FSC). Bộ chứng chỉ rừng Việt Nam khi được thơng qua chính là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm chứng việc thực thi đúng và đầy đủ pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chỉ khi các chủ rừng tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng thì mới được cấp chứng chỉ mà yêu cầu đầu tiên là phải thực thi đúng các quy định pháp luật. Chứng chỉ rừng được cấp cho những diện tích rừng khai thác chính là minh chứng cho hoạt động quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rừng bền vững ở ba mặt kinh tế, xã hội, mơi trường chính là cơ sở để cấp chứng chỉ rừng.

Qua sự phân tích trên, có thể thấy, pháp luật có vai trị quan trọng đối với hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng - một đối tượng không thể thiếu trong sự duy trì và phát triển cuộc sống trên hành tinh của chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)