trên nền tảng kinh tế - xã hội
Pháp luật cần phải phản chiếu được thực tại của cơ sở kinh tế - xã hội và tạo được định hướng cho nền kinh tế, xã hội phát triển. Trong hơn ba thập kỷ đổi mới vừa qua, chúng ta đã đạt được một số thành tựu ban đầu về kinh tế, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện... Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao và dù văn bản pháp luật ban hành nhiều nhưng thực hiện pháp luật trong đời sống thật sự chưa tốt. Vậy, việc hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng nói riêng cần được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, đánh giá cơ bản về cơ sở kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng như: sự đa dạng về chủ thể bảo vệ rừng, nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng lớn, các chủ thể quản lý rừng rất chú trọng đến việc gia tăng lợi ích và các giá trị kinh tế từ rừng... Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cũng không phải là nhỏ như: đầu tư vào rừng đòi hỏi nhu cầu vốn lớn và sự thu hồi vốn chậm nên nhiều chủ thể khi được giao đất, giao rừng tìm mọi cách khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng và đất rừng được giao, thậm chí tìm mọi cách để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng để khai thác...
Dựa trên những tác động tích cực và tiêu cực đó của nền kinh tế thị trường mà nhà làm luật cần xây dựng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng một mặt vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của các chủ rừng, vừa đảm bảo được mục tiêu quản lý rừng bền vững mà Nhà nước đặt ra.Để pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng đảm bảo được lợi ích kinh tế của các chủ rừng thì việc giao đất, giao rừng cho họ, đặc biệt là thời hạn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng... làm cho họ yên tâm đầu tư sản xuất.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên rừng mà Nhà nước đặt ra thì pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng phải được xây dựng theo hướng kích thích người dân bảo vệ và phát triển rừng thay vì hướng tới ưu đãi khai thác tài nguyên rừng, chuyển đổi một phần diện tích đất rừng... Để làm được việc này thì pháp luật về quyền tài sản liên quan đến rừng, đất rừng phải rõ ràng, nên xóa bỏ thời hạn giao đất, giao rừng để người dân yên tâm sử dụng, đánh giá cao và chi trả cho giá trị môi trường của rừng để các chủ rừng quan tâm bảo vệ và phát triển rừng...