Tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 78 - 83)

Trong những năm qua, nhà nước đã dành một khoản đầu tư lớn từ ngân sách cho việc bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, riêng giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng nhu cầu vốn là 49.317 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách: 14.067 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 1.407 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách: 35.250 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 3.500 tỷ đồng, chủ yếu chi cho trồng rừng sản xuất và bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, với diện tích rừng trải dài trên lãnh thổ với độ che phủ 39,5% diện tích đất tự nhiên và nhu cầu đầu tư bảo vệ rất lớn thì khoản đầu tư trên khơng phải là lớn. Trên thực tế, nhu cầu đầu tư cho hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này là rất lớn, đặc biệt là hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chúng ta đều biết, xảy ra cháy rừng gây ra những thiệt hại rất lớn khơng chỉ về tài sản mà cịn để lại hậu quả nặng nề về môi sinh, đa dạng sinh học và khơng có khả năng phục hồi. Chính vì vậy, cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng cần phải được coi trọng đặc biệt. Hiện nay, cơng cụ phịng cháy,

chữa cháy rừng tại các địa phương, cơ sở cịn rất thơ sơ, chủ yếu là dụng cụ thủ công như: dao, cuốc, rựa, cào, bàn đập, bình bơm đeo vai, mắt cắt thực bị, máy phát điện. Vì vậy, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của chủ rừng là rất cần thiết.

Theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ ban đầu khi thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là một trăm tỷ đồng (100.000.000.000đ) và cấp đủ trong thời hạn hai năm kể từ khi thành lập. Tuy nhiên, để việc chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện tốt, trongnhững năm đầu khi nguồn hình thành quỹ chưa ổn định, thậm chí có chủ thể cịn chây ì khơng nộp phí thì nhà nước nên cấp ngân sách hàng năm cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, ngoài các giải pháp đã phân tích như: đổi mới cơng tác quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì việc tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất được xem như điều kiện quan trọng để thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển rừng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những nghiên cứu trong chương 3, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trong lĩnh vực

quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cần dựa trên những đặc điểm về cơ sở kinh tế - xã hội, văn hóa, truyền thống... của Việt Nam. Có như vậy thì các quy định pháp luật mới thực sự “sống” trong thực tế.

Thứ hai, một số định hướng cơ bản để tiến tới hoàn thiện các quy định

pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng như: đảm bảo mục tiêu quản lý rừng bền vững của nhà nước và thực hiện thành công chiến lược lâm nghiệp của Việt Nam đến năm 2020 mà chính phủ đã phê duyệt. Khi sửa đổi các văn

bản pháp luật trong lĩnh vực quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cần chú ý đến việc minh bạch hóa các quyền tài sản liên quan rừng và đất rừng như Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Luật Đất đai năm 2013 cho từng đối tượng cụ thể.

Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ

rừng phải được thực hiện đồng bộ từ giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp đến ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng... như: Ban hành các thông tư liên tịch về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan; ban hành bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng Việt nam; xây dựng Luật bảo tồn và phát triển thực vật, động vật hoang dã.

Thứ tư, Cùng với việc triển khai các giải pháp hồn thiện pháp luật thì

các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cũng cần chú trọng thực hiện. Đây chính là cơ sở để tổ chức thực hiện pháp luật và bảo đảm cho pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực thi có hiệu quả.

Những định hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật đề cập trong chương 3 là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật QL&BVTNR đạt hiệu quả cao. Đây cũng là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng; quản lý, bảo vệ, phát triển thực vật, động vật hoang dã và đa dạng sinh

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, khi mơi trường ngày càng bị suy thối, sự sống trên hành tinh đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ theo chiều hướng ngày một xấu đi của hiện tượng biến đổi khí hậu thì việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đó khơng phải là mục tiêu của riêng quốc gia nào mà đó là mục tiêu của tồn nhân loại hướng tới. Để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam một cách bền vững, mỗi ngành khoa học lại có cách tiếp cận và đề xuất riêng. Dưới góc độ luật học, tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp phù hợp. Với cách thức tiếp cận từ khía cạnh pháp luật, luận án đã nghiên cứu và luận giải được các vấn đề về:

- Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý và bảo vệ tài ngun rừng như phân tích, bình luận và làm rõ các khái niệm, xây dựng nội dung, nguyên tắc điều chỉnh, đánh giá vai trò của pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cũng như xác định các yêu cầu đối với với pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

- Luận văn phân tích sự phát triển của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của Việt Nam qua các thời kỳ và chỉ ra các nhân tố hợp lý, tích cực cũng như các mặt còn hạn chế để giúp cho việc hoàn thiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng hiện nay.

- Hệ thống các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của Việt Nam hiện nay khá đồ sộ và cũng có những điểm tiến bộ nhất định nhưng vẫn cịn khơng ít những hạn chế cản trở sự phát triển bền vững tài nguyên rừng. - Luận văn đã đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp tương đối cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ

rừng ở Việt Nam hiện nay. Định hướng hoàn thiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng phải dựa trên nền tảng kinh tế, xã hội, với quan điểm, đường lối của Đảng và phù hợp với các yếu tố văn hóa, truyền thống.

Tóm lại, nghiên cứu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là một lĩnh vực mới mẻ, với nhiều vấn đề gai góc và phức tạp. Đây là cơng trình đầy tâm huyết và cơng phu của tác giả với mục đích tìm ra những điểm phù hợp và những điểm còn hạn chế của hệ thống pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của nước ta, trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị sửa đổi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)