rừng tại tỉnh Quảng Nam
Trong giai đoạn 2014 - 2018, thực hiện chỉ đạo của Trung ương tại Chỉ thị số 13-CT/TƯ ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; và tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách đã được ban hành tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng, Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế chính sách bảo về và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về ban hành hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng [66] [67] [68]…
UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (phòng cháy, chữa cháy
rừng), cụ thể: Quyết định 682/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 về Chương trình hành động tăng cường cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI; Quyết định 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam; Quyết định 3673/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 thành lập Ban chỉ đạo và Văn phịng Ban chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 [68],…
Tỉnh Quảng Nam đang tổ chức rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, thuê đất thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, các tổ chức cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng. Hiện có 4 tổ chức thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 44,47ha và 2 đơn vị sự nghiệp của địa phương sửa dụng dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 10,9ha. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng đang quy hoạch phát triển cây quế Trà My với diện tích 10.000 ha. Đây là tín hiệu tốt để người dân có cơng ăn việc làm, tạo sinh kế ổn định cho người dân đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng [36].
Ví dụ về vị phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng:
Ngày 07 tháng 02 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xét xử cơng khai sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 02/2018/HSST ngày 16 tháng 01 năm 2018 đối với bị cáo:
Hồ Văn H1; sinh năm: 1986; sinh, trú quán: thôn 4, xã P, huyện P, tỉnh Q; trình độ văn hố: 09/12; nghề nghiệp: nông; Quốc tịch: Việt Nam. dân tộc: Gié- triêng. tôn giáo: không; Con ông: Hồ Văn T (SN: 1949) và bà: Hồ Thị N (SN: 1959); Vợ: Hồ Thị L (SN:1990), có hai con: lớn sinh năm 2009, nhỏ sinh năm 2011; tiền án: không; tiền sự: ngày 24/5/2017 bị Hạt kiểm lâm rừng
phịng hộ ĐăkMi xử phạt hành chính về hành vi “Vận chuyển trái phép lâm sản”; bị bắt tạm giam ngày 28/11/2017, hiện đang bị tạm giam, có mặt tại phiên tịa.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tịa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:Vào tháng 08 năm 2017, trong quá trình đi chặt sợi Mây khu vực rừng thuộc thôn 4, xã Phước Công, huyện P, tỉnh Q, Hồ Văn H1, H2 và Hồ Văn C1 phát hiện thấy 01 cây gỗ Xoan Đào còn đứng sống và 01 cây gỗ Giỗi đã bị cưa hạ, chưa cưa xẻ (ở vị trí gần nhau). Sau khi về nhà, H1 rủ H2 và C1 cùng khai thác 02 cây gỗ trên để bán kiếm tiền chia nhau thì H2, C1 đồng ý. Để tiến hành việc khai thác, H1, C1, H2 cùng nhau góp tiền 2.000.000đ (Hai triệu đồng) để đưa H2 đi mua máy cưa (loại cũ), sau đó cả ba góp thêm mỗi người 50.000 đ (Năm mươi nghìn đồng) để mua xăng nhớt, đồng thời gọi thuê Hồ Văn D và Hồ Văn T đi theo kéo gỗ về, trả tiền công mỗi ngày 150.000 đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng).
Nhóm của H1 bắt đầu khai thác cây gỗ Xoan Đào trước, trong thời gian 03 ngày, đã cưa hạ, xẻ và vận chuyển ra được 06 phách gỗ (diện 1,3m x 15cm x 30cm) rồi dùng hai xe máy của C1 và H2 chở về để ở cạnh đường bê tơng gần Làng. Sau đó, H1, C1, H2 cùng bán số gỗ trên cho một người phụ nữ (không rõ lai lịch) được 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng), trả tiền công cho D, T mỗi người 300.000 đồng, còn lại 900.000 đồng cả ba chia nhau mỗi người 300.000 đồng.
Khoảng 07 ngày sau, H1, C1, H2 cùng D, T tiếp tục vào cưa xẻ và vận chuyển được 02 phách cây gỗ Giỗi. Cả nhóm kéo 02 phách gỗ từ rừng ra buộc lên hai xe máy để C1 và D vận chuyển, trên đường chở ra thì bị lực lượng Kiểm lâm Rừng phòng hộ ĐăkMi phát hiện, lập biên bản tạm giữ phương tiện cùng tang vật.Quá trình khai thác, H2 là người trực tiếp cưa hạ và cưa xẻ, còn C1 và H1 tham gia phụ lật, kê gỗ giúp cho H2 cưa hạ, xẻ
thuận lợi hơn. D, T tham gia phụ và vận chuyển các phách gỗ do H2, C1, H1 đã cưa xẻ ra.
Ngày 18/9/2017 và ngày 25/9/2017, Cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường để xác định vị trí, chủng loại, nhóm gỗ, khối lượng thiệt hại và xác định loại rừng bị khai thác trái phép, căn cứ vào Quyết định số: 2198/CN ngày 26/11/1977 của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNN); Nghị định số: 32/2006 ngày 30/03/2006 của Chính Phủ; Quyết định số: 120/UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam, đã xác định được:
Cây gỗ Xoan Đào và cây gỗ Giỗi bị khai thác trái phép thuộc khoảnh 6, tiểu khu 711, xã Phước Công, được quy hoạch là rừng Phòng hộ do Ban quản lý RPHĐM quản lý. Trong đó:
Cây Xoan Đào thuộc nhóm VI (khơng thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm), khối lượng bị thiệt hại: 2,685m3 gỗ trịn.
Cây Giỗi thuộc nhóm III (khơng thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm), khối lượng: 10,224m3 gỗ trịn, trong đó thiệt hại do nhóm của H1 đã cưa xẻ, vận chuyển đi (02 phách) có khối lượng: 0,814m3 gỗ tròn.
Tổng khối lượng thiệt hại là 3,499m3 gỗ tròn.
Tại bản kết luận định giá tài sản số: 12/KL-ĐG ngày 11/12/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Phước Sơn xác định giá trị thiệt hại về lâm sản là: 11.311.000đ (Mười một triệu ba trăm mười một nghìn đồng).
Hành vi trên của Hồ Văn H1, Hồ Văn C1, H2 đã vi phạm Điều 12, Hồ Văn D, Hồ Văn D vi phạm Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Riêng Hồ Văn H đã bị xử phạt hành chính về hành vi “Vận chuyển trái phép lâm sản” vào ngày 24/5/2017.
Căn cứ khoản 1 Điều 07 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; Mục 1, phần I, Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC về hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì hành vi vi phạm lần này của Hồ Văn H không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tại bản Cáo trạng số: 03/CT-VKS ngày 15 tháng 01 năm 2018 Viện kiểm sát nhân dân huyện P, tỉnh Q đã truy tố bị cáo Hồ Văn H1 về tội: “Vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ rừng” theo điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tại phiên tịa đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm b, s, t khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo Hồ Văn H1 từ 03 đến 06 tháng tù.
Áp dụng Điều 46, Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều 587, Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 buộc bị cáo và những người liên quan H2, Hồ Văn C1 phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho Ban quản lý rừng phòng hộ ĐăkMi số tiền 11.311.000đ. Căn cứ Điều Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tuyên tịch thu 01 máy cưa lốc và 02 phách gỗ Giổi, khối lượng 0,139 m3 gỗ xẻ để sung công quĩ Nhà nước.
Ngồi ra, đối với rừng phịng hộ ven biển, để quản lý, bảo vệ gắn với phát triển các dự án theo quyết định mở rộng Khu kinh tế mở Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng vùng kinh tế động lực cho sự phát triển của Quảng Nam và kỳ vọng nơi này sẽ trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ,
giải trí mang tầm Quốc tế, tỉnh Quảng Nam đang sắp xếp, thiết lập các đai rừng phòng hộ; đảm bảo vừa phát triển được các khu chức năng, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, sắp xếp bố trí lại dân cư để đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai, đồng thời giữ được hệ thống rừng để chống chịu gió bão, vừa tạo cảnh quan sinh thái ở khu vực ven biển cũng như góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu. Theo dự tính, tổng diện tích thiết lập bố trí lại các đai rừng phòng hộ ven biển khoảng 2.120 ha [63].
Kết quả giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư.
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2014-2018 đã giao 3.745,2 ha rừng và đất rừng cho 23 cộng đồng thôn, làng để quản lý bảo vệ chiếm tỷ lệ 0,5% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tồn bộ diện tích được giao đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [69].
Trong 3.745,2 ha rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cộng đồng có 3.536,5 ha rừng tự nhiên thứ sinh và 208,7ha đất lâm nghiệp chưa có rừng [69].
Kết quả giao đất giao rừng cho hộ gia đình
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2014-2018 đã giao 62.655,8 ha rừng và đất rừng cho 4.607 hộ gia đình để quản lý bảo vệ chiếm tỷ lệ 8,1% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh, tồn bộ diện tích được giao đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể giao theo các chương trình như sau [69]:
+ Theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg: 13.316,4 ha/731 hộ. + Theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg: 16.574,7 ha/722 hộ.
+ Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP: 8.326,8 ha/695 hộ gia đình. + Theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP: 24,5 ha/01 hộ gia đình.
+ Theo Quyết định số 1264/QĐ-UBND Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình: 24.413,4 ha/2.458 hộ.
có 50.240,4 ha đất có rừng (rừng tự nhiên thứ sinh 49.769,9 ha; rừng trồng 470,5 ha) và 12.415,4 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
Vì vậy, theo bảng trên thì mức giá cho thuê đất rừng trung bình của 8 huyện (Phụ lục) là 57.625.000 đồng/ha/năm.
Theo quy trình kỹ thuật trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng phải đảm bảo độ tàn che từ 70% trở lên. Do đó, tỷ lệ lợi dụng đất để trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng từ 30% đến 40% và được lấy trung bình là 35%. Vì vậy, mức giá trung bình cho thuê của 01ha đất rừng để trồng Sâm cho 01 năm là 57.625.000 x 0,35 = 19.976.667 đồng (làm tròn là 20.000.000 đồng) [36].
Theo Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020 thì việc thuê đất rừng để quản lý bảo vệ và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng thuộc đối tượng được ưu đãi đầu tư. Do đó, theo Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam thì hệ số ưu đãi tại 08 huyện nói trên là 0,75. Vì vậy, đơn giá cho thuê trung bình của 01ha đất rừng để trồng Sâm cho 01 năm là 20.000.000 x 0,75 = 15.000.000 đồng. Do đó, mức giá bình qn cho th đất rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh là 15 triệu đồng/01ha/năm [36].
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kiểm tra, rà sốt diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trên địa bàn; tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, chuyển nhượng, giao hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trái phép theo quy định của pháp luật và tinh thần Chỉ thị số 17/2015/CT-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh; tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra, khơng để tình trạng này tiếp tục diễn ra trên địa bàn. Kiểm tra, rà soát, thu hồi hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi những diện tích đất lâm nghiệp đã lấn chiếm trái phép,
giao không đúng quy định của pháp luật hoặc giao cho các doanh nghiệp nhưng khơng sử dụng, sử dụng khơng hiệu quả để có phương án giao đất cho người dân đang thiếu đất sản xuất. Khẩn trương rà sốt diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã quản lý để tổ chức giao cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất và phát triển kinh tế nhằm giảm áp lực đối với rừng tự nhiên theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh, đảm bảo hoàn thành trong năm 2019. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, nhất là các vùng giáp ranh theo Quy chế phối hợp đã được ký kết. Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác quản lý địa bàn, nâng cao trách nhiệm trong tiếp nhận và xử lý thơng tin phản ánh của người dân về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp lơ là, thiếu trách nhiệm hoặc bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm. Khẩn trương xây dựng Phương án triển khai thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách về tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng cấp xã trong công tác bảo vệ rừng, phịng cháy chữa cháy rừng, chính sách về đồng quản lý rừng…Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đến năm 2020 theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT- BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phù hợp với yêu cầu, thực trạng của từng huyện và trình cấp thẩm quyền phê duyệt [13].
Nghiêm túc thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đối với UBND cấp huyện, cấp xã (quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Quy định về xử lý trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu chính quyền các cấp trong phạm vi trách nhiệm
của mình nếu để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản, cháy rừng nghiêm trọng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,