Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội – yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ một cửa TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 34 - 40)

1.2.1. Tình hình kinh tế

Quy mô nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2019, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid 19 xảy ra, tuy nhiên GRDP của tỉnh vẫn đạt 56.250 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng trưởng kinh tế đạt 9,23%. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra theo hướng tích cực và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế mà tỉnh đề ra: khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp 16,1% GRDP của tỉnh; khu vực nông nghiệp có mức đóng góp là 38,1%, dịch vụngày càng giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung,chiếm 43,6% GRDP của tỉnh, thuế sản phẩm chiếm 2,2% [51].

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn năm 2019 đạt 75.047 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm trước.Trong đó, bán lẻ hàng hóa đạt 63.970 tỷ đồng, tăng 12%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 6.529 tỷ đồng, tăng 10,47% so với năm 2018. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2019 đạt 2,857 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là vận tải đường bộ chiếm 99,95% khối lượng vận tải hành khách [13].

Kim ngạch xuất khẩu đạt 620 triệu USD năm 2019 với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê nhân xuất khẩu 230.000 tấn, cà phê hòa tan xuất khẩu 7.000 tấn, hạt tiêu xuất khẩu 6.000 tấn, hạt điều xuất khẩu 550 tấn, sản phẩm ong xuất khẩu 8.000 tấn, sản phẩm sắn xuất khẩu 130.000 tấn, cao su xuất khẩu 8.000 tấn. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như trên ĐắkLắk còn có thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, thổ cẩm,... Tổng kim

ngạch nhập khẩu đạt 85 triệu USD, với các mặt hàng chủ yếu là nguyên vật liệu, phân bón, máy móc thiết bị phục vụ một số dự án đang triển khai trên địa bàn và các loại hàng hoá khác [26].

Thu ngân sách toàn tỉnh là 7.375,2 tỷ đồng , đạt 135,5% dự toán đề ra và tăng so với thực hiện năm 2018 là 6.810 tỷ đồng [13].

Như vậy, có thể thấy nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk tương đối ổn định, tăng trưởng khá, các ngành kinh tế phát triển tốt. Sự quan tâm đầu tư của tỉnh vào các ngành nghề kinh tế được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát; thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định.Môi trường kinh doanh được cải thiện. Đây là điều kiện nền tảng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định, đời sống của người dân nhờ đó được nâng cao.

1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Dân số của tỉnh Đắk Lắk năm 2019 là khoảng 1,872 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quân là 1,13%/ năm giai đoạn 2010-2018 [13].

Quy mô của lực lượng lao động 1,117 triệu người với tốc độ tăng trưởng duy trì bình quân hằng năm là 2,63%/ năm giai đoạn 2010-2018. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đã có những chuyển biến tích cực từ 11,5% năm 2010 lên 58% năm 2019, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ trên 18% [51]; năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2018 theo giá hiện hành đạt 58,46 triệu đồng/lao động (Khoảng 2.576 USD/lao động) [13].

Lĩnh vực giáo dục đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Toàn tỉnh có 714 trường học phổ thông với 367.069 học sinh phổ thông; có 02 trường đại học, số giảng viên đại học là 659 người, số sinh viên đại học là 12.399 người, toàn tỉnh có 2.168 sinh viên tốt nghiệp đại học [13]. Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề được đẩy mạnh, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề được củng cố, xây dựng mới và mở rộng về quy mô, ngành nghề đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thị trường lao động phát triển, góp phần điều tiết cung - cầu lao động Nhận thức, hành động của người dân về an sinh xã hội ngày càng cao; tiếp tục

huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội trong thực hiện các chính sách xã hội. Đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội được mở rộng và mức hỗ trợ được nâng lên theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm triển khai và đạt kết quả tốt, góp phần giảm nghèo, ổn định xã hội.

Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả tỉnh theo giá hiện hành đạt 54,55 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 12,87% giảm so với năm trước (năm 2017 là 15,37%). Có 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch được tăng cường trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được chú trọng thực hiện. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá ngày càng sâu rộng.

Có thể thấy, tình hình xã hội tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao, giáo dục và công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân được chú trọng. Tỷ lệ dân số trong lực lượng lao động tương đối cao và quy mô dân số lớn. Tuy nhiên, trình độ lao động và cơ cấu lao động vẫn chưa có sự thay đổi tích cực, phần lớn lao động làm việc ở ngành nghề giản đơn và nông, lâm, ngư nghiệp, còn các nghề chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ thấp. Hoạt động đào tạo mặc dù đã được đầu tư phát triển, tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong lực lượng lao động. Do đó, việc thiếu hụt nguồn cung lao động có trình độ kĩ năng vẫn là những vấn đề khó khăn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nhân lực có trình độ kỹ năng không ngừng nâng cao.

1.2.3. Hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, năng lượng và Bưu chính viễn thông

Hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng năng lượng và Bưu chính viễn thông là những cơ sở hạ tầng vật chất tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các yếu tố hạ tầng được đảm bảo sẽ giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình thực hiện TTHC và thúc đẩy nền hành chính công tỉnh Đắk Lắk đạt đến

trình độ hiện đại theo như mục tiêu đề ra của chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa.

Ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính được quan tâm triển khai thực hiện, nhiều TTHC đã được rút ngắn so với quy định chung. Giải pháp và phương thức thực hiện công tác cải cách hành chính có nhiều đổi mới, sáng tạo, thường xuyên dưới nhiều hình thức. Việc xây dựng chính quyền điện tử được triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng; cơ sở hạ tầng, phần mềm quản lý, chữ ký số được áp dụng tại hầu hết các cơ quan, đơn vị. Chuyển đổi số đang được khởi động mạnh mẽ tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng gắn với chú trọng an ninh, an toàn thông tin.

Cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh khá đồng bộ và đang được cải thiện từng bước. Giao thông tỉnh Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Về đường hành không, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã có các chuyến bay tới thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và ngược lại, nhà ga được đầu tư xây dựng với tổng diện tích sàn 7.200 m², công suất 1 triệu hành khách/năm.Hệ thống đường thủy tỉnh Đắk Lắk khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… có vai trò khá hạn chế trong lưu thông của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong giao thương và lưu thông của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Mạng đường Quốc lộ có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C. Mạng lưới đường tỉnh gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457 km. Đường đô thị có 751,07 km đường đô thị. Mạng lưới đường huyện có chiều dài 1403,82 km. Mạng đường xã và đường thôn, buôn có chiều dài 3.220,07 km. Việc lưu thông từ các thôn, buôn đến trung tâm xã, huyện không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông liên thôn, liên xã, tỉnh lộ tại một số địa phương xuống cấp, khiến người dân, tổ chức, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và thời gian trong quá trình đi lại, thực hiện TTHC.

Đắk Lắk hiện nay nguồn năng lượng chủ yếu được cung cấp từ thủy điện. Sản lượng điện sản xuất năm 2018 ước đạt 3,6 tỉ KWh. Bên cạnh đó các dự án về năng

lượng mặt trời, điện gió cũng đã từng bước đưa vào hoạt động. Mạng lưới cung cấp điện của Đắk Lắk ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tình hình hoạt động mạng lưới bưu chính, viễn thông ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển và mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Dịch vụ Internet băng thông rộng đã được đầu tư phát triển đến 100% xã, phường, hoàn thành lập quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh tăng 26 bậc, từ vị trí 49/63 lên vị trí 23/63 tỉnh thành trong cả nước năm 2017. Hiện nay, có 184/184 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; mạng di động đã phủ sóng 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển số thuê bao điện thoại và thuê bao internet hàng năm tăng nhanh, năm 2018, tổng thuê bao điện thoại là 1.931.851 thuê bao, tỉ lệ người sử dụng là 71,18%. Tổng số thuê bao Internet là 821.387 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng 42,83%.

Hệ thống bưu chính, viễn thông của Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Đây cũng là điều kiện tiền đề để phát triển chương trình ứng dụng dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3, 4 trong cải cách TTHC.

Như vậy, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh Đắk Lắk về cơ bản ổn định; cơ sở hạ tầng xây dựng, giao thông, năng lượng và bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽ; đời sống người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Đây là những yếu tố cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện cải cách hành chính nói chung và thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Việc nhận thức đầy đủ, toàn diện về các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh sẽ giúp xác định những điểm đặc thù, trên cơ sở đó đưa ra các mục tiêu cải cách phù hợp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng kế

hoạch thực hiện phù hợp, xác định cách thức, lộ trình thực hiện các mục tiêu của chính sách cải cách để đạt được hiểu quả tốt nhất.

Tiểu kết Chương 1

Thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa là một nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, là yêu cầu bức thiết của người dân. Do đó, thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa ngày càng được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước.

Trong chương 1, các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa được đề cập. Từ khái niệm cải cách TTHC, các nội dung đánh giá, vai trò của chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa. Đây là cơ sở lý thuyết tạo nền tảng tác giả nghiên cứu thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa tại tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.

Chương 1 cũng phân tích thực trạng kinh tế - xã hội, đặc biệt các yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng và hoạt động bưu chính viễn thông của tỉnh Đắk Lắk. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện và hiệu quả thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa của tỉnh Đắk Lắk.

Chương 2.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ một cửa TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 34 - 40)