Phương hướng thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ một cửa TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 72 - 74)

3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính

Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, là tiền đề để tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thu hút đầu tư nhằm đáp ứng những yêu cầu, thách thức của hội nhập quốc tế. Do đó, công tác thực hiện các chính sách cải cách TTHC cần tiếp tục đẩy mạnh, tiếp tục đổi mới thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm gia tăng hiệu quả giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Cụ thể hóa định hướng gồm những nội dung sau:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kiểm soát TTHC theo hướng gắn kết chặt chẽ với xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC điện tử.

Tiếp tục rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa toàn bộ các quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tháo gỡ mọi rào cản, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đồng thời, tăng cường giải quyết, gắn với kiểm soát, đánh giá, giám sát việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến; đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Đẩy mạnh phân cấp trong thực hiện TTHC; xã hội hóa dịch vụ công theo tiêu chí, cách làm thống nhất, toàn diện trên các lĩnh vực quản lý.

Nâng cao chất lượng phục vụ, gắn với việc đổi mới cơ chế thực hiện TTHC theo mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, gắn với số hóa hồ sơ, giấy tờ và phi địa giới hóa việc tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Tập trung rà soát, cải cách TTHC nội bộ, gắn với việc đẩy mạnh xây dựng nền hành chính phi giấy tờ và công chức điện tử [1, tr.189].

Ngoài ra, yếu tố con người không thể thiếu trong định hướng cải cách TTHC, đó là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, chú trọng cải cách tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

3.1.2. Phương hướng của tỉnh Đắk Lắk về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Thực hiện chính sách cải cách TTHC theo cơ chế một cửa trong giai đoạn 2015 – 2020 vừa qua đã đem lại những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực cải cách hành chính của tỉnh Đắk Lắk. Dựa trên những thành tựu đạt được và những điểm còn hạn chế, tỉnh Đắk Lắk cần xác định:

Việc thực hiện chính sách cải cách hành chính không đơn thuần là “yếu điểm nào, bịt điểm đó” mà cần có hệ thống giải pháp căn cơ, tổng thể và thống nhất nhằm

tạo sức bật chuyển đổi về chất đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh,

để tỉnh Đắk Lắk từ vị trí gần dưới bảng xếp hàng lên nhóm 20 tỉnh dẫn đầu về cải cách hành chinh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ XVIII.

Mục tiêu thực hiện cải cách TTHC nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk phát triển nhanh, bền vững

Con người đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của việc thực hiện chính sách. Do đó, cần chú trọng vào nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu và của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời là nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành và giải quyết đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các bộ phận chuyên môn và bộ phận TN&TKQ.

Nâng cao chất lượng phục vụ, gắn với việc đổi mới cơ chế thực hiện TTHC theo mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, gắn với số hóa hồ sơ, giấy tờ và phi địa giới hóa việc tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Thực hiện chính sách cải cách hành chính cần đặt yêu cầu cải cách TTHC ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; giảm mạnh các TTHC hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện; duy trì và cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; cải cách TTHCgiữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp [53].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ một cửa TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 72 - 74)