Một số giải pháp về thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính theo cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ một cửa TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 74 - 121)

theo cơ chế một cửa

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa đã được các cấp, các ngành đưa ra nhằm phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại từng địa phương, tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa cần cả một quá trình hoàn thiện lâu dài với nhiều hoạt động mang tính liên tục và có kiểm tra kiểm soát, bao gồm:

Thứ nhất, Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý

và hiệu quả của các TTHC; trên cơ sở đó cắt giảm hoặc đề xuất cắt giảm các TTHC, quy định về TTHC rườm rà, không cần thiết.

Thứ hai, Kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các TTHC thông qua việc

đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến đó trong tờ trình trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch TTHC và giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giản hóa quy định, TTHC

thuộc lĩnh vực quản lý; đẩy nhanh tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa TTHC khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, Kịp thời đôn đốc các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công

bố, công khai, niêm yết TTHC hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC đối với cá nhân, tổ chức. Cần sáng tạo trong hình thức niêm yết, công khai TTHC để đảm bảo người dân tiếp cận và dễ dàng tiếp cận các TTHC. Bên cạnh hình thức niêm yết TTHC theo quy định (niêm yết theo từng lĩnh vực tại các bảng niêm yết tại trụ sở bộ phận một cửa), có thể triển khai hình thức niêm yết qua màm hình điện tử, qua hệ thống máy tính,…. kèm theo các mẫu hướng dẫn kê khai TTHC cụ thể để người dân, tổ chức dễ dàng hoàn thiện tờ khai, TTHC cần thiết.

Thứ năm, Tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC;

kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Việc đối thoại cần diễn ra ở tất cả các cấp chính quyền, các cơ quan hành chính công.

Thứ sáu, Bố trí và bảo đảm đầy đủ kinh phí để triển khai các hoạt động cải cách TTHC.

3.2.2. Tiếp tục tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hướng hiện đại

Cùng với sự phát triển của xã hội, việc hiện đại hóa hoạt động của Bộ phận TN&TKQ là điều không thể thiếu. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin, chương trình Chính phủ điện tử đòi hỏi các cơ quan, bộ máy nhà nước phải tổ chức hoạt động hành chính theo hướng hiện đại để phục vụ tốt nhất cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Trước tiên, Xác định phương án phù hợp, bố trí nguồn lực, đầu tư kinh phí xây

dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại tại trụ sở bộ phận một cửa; kiên quyết xóa bỏ tình trạng cơ sở vật chất của bộ phận TN&TKQ tại một số địa phương không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân, xóa bỏ hiện tượng người dân phải nộp và nhận kết quả xử lý từ cán bộ chuyên môn giải quyết TTHC.

- Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ hành

tin và các thiết bị để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Áp dụng đồng bộ phần mềm điện tử, hệ thống mã vạch hồ sơ TTTHC tại Bộ phận TN&TKQ, kết nối mạng Internet và trang bị hệ thống bảo mật nhằm phục vụ công dân tra cứu thông tin hướng dẫn về trình tự, hồ sơ các thủ tục, đồng thời thuận tiện cho công tác kiểm soát các quá trình, các quy trình tiến độ xử lý công việc của các phòng chuyên môn.

- Thứ ba, hình thành thói quen tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong

xử lý TTHC công; xây dựng, đào tạo mới và đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức có trình độ am hiểu chuyên môn tốt để thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa theo hướng hiện đại.

- Thứ tư, cần thường xuyên thực hiện việc bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc

phục vụ cho việc giải quyết để đảm bảo sự vận hành hành tốt, thông suốt trong quá trình thực hiện công việc của công chức.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các phòng chuyên môn và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Yếu tố con người luôn là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong thực hiện bất cứ công việc nào, do đó cải cách TTHC theo cơ chế một cửa cũng cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Với áp lực công việc lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại các phòng chuyên môn và Bộ phận TN&TKQ phải là những người có trình độ chuyên môn, có năng lực làm việc tốt, khả năng giao tiếp tốt, giải quyết công việc hiệu quả và phẩm chất chính trị đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cải cách TTHC theo cơ chế một cửa cần tiến hành các nội dung sau:

Thứ nhất, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, phẩm chất đạo đức và năng lực, đặc biệt, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa. Thực hiện việc luân chuyển công chức tại các phòng, ban và tại Bộ phận một cửa để luôn đảm bảo công bằng và cạnh tranh trong công việc, nhằm phát huy khả năng làm việc của công chức, viên chức. Đồng thời, gia tăng khả năng giám sát, kiểm soát hiệu quả, hiệu suất làm việc.

Thứ hai, tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Thường xuyên đổi mới nội dung và chương trình, hình thức đào tạo. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao phẩm chất đạo đức. Đặc biệt là tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc nhằm tạo thuận tiện trong giao tiếp và giải quyết các TTHC cho người dân.

Thứ ba, thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả, năng suất và chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các phòng ban chuyên môn cũng như tại Bộ phận TN&TKQ để chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời có chế tài rõ ràng trong xử lý các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong thực hiện công tác.

Thứ tư, hoàn thiện đề án vị trí việc làm theo kế hoach, nâng cao chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc, đổi mới hoạt động khen thưởng, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức

3.2.4. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các nội dung liên quan về giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng các quy định liên quan về việc thực hiện cơ chế một cửa đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tại các cấp sở, ban, ngành và các địa phương trên toàn tỉnh, nhằm thay đổi nhận thức về trách nhiệm và tinh thần, thái độ làm việc trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá và quyền cũng như nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia giải quyết TTHC tại các cơ quan công quyền.

Tăng cường nội dung tuyên truyềncác thông tin, quy định mới về cải cách hành chính, về TTHC, về lợi ích dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và vai trò của dịch vụ Bưu chính công ích trong cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo công tác tuyên truyền đến từng buôn, làng chứ không chỉ tập trung tại khu vực trung tâm.

Đẩy mạnh hướng dẫn phổ biến thông tin về quy trình giải quyết, TTHC trên nhiều hình thức khác nhau: qua các cổng thông tin điện tử, các trang Web; qua hệ thống loa tuyên truyền, đài báo tại địa phương; qua các pano, áp phích ngay tại Bộ phận một cửa; qua các ứng dụng mạng phổ biến như zalo, facebook,…., lồng ghép trong các buổi sinh hoạt cộng đồng... nhằm thay đổi thói quen thụ động, phụ thuộc vào hướng dẫn của công chức TN&TKQ của người dân.

Đối tượng sử dụng các dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là những người trong độ tuổi từ 25 – 49 tuổi; trình độ học vấn chủ yếu dưới mức đại học, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn về cải cách hành chính, các thủ tục, quy trình giải quyết TTHC cần huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân; hình thức tuyên truyền nên lồng ghép với các buổi sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt thôn buôn, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể; phương thức tuyên truyền trực tiếp, ngắn gọn và đơn giản; nội dung tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn TTHC và quy trình giải quyết TTHC.

3.2.5. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa hiệu quả

Thực hiện cơ chế kiểm tra, thanh tra và giám sát ở các cơ quan cấp trên và cùng cấp; kiểm tra và giám sát, đánh giá từ phía người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát được tiến hành chủ động, độc lập, bao gồm thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Nội dung thanh tra bao gồm thực hiện các quy định TTHC, các hoạt động tiếp nhận và giải quyết TTHC, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đối với kiểm tra, giám sát và đánh giá từ phía người dân, tổ chức và doanh nghiệp cần có sự thu thập thông tin đánh giá, báo cáo từ bên độc lập để phản ánh đúng và chính xác kết quả. Với mục tiêu chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của công chức, viên chức, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, sai phạm để kịp thời xử lý và khắc phục.

Tiếp tục phát huy có hiệu quả kênh thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp tại các bộ phận tiếp nhận và qua cổng thông tin của tỉnh để kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và chấn chỉnh hành vi nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Triển khai hình thức lấy ý kiến đánh giá của người dân ngay sau khi thực hiện TTHC thông qua hình thức quét mã QR, hoặc qua thiết bị điện tử hoặc qua phiếu lấy ý kiến in sẵn. Việc lấy ý kiến đánh giá cần thực hiện qua các câu hỏi đánh giá đơn giản, ngắn gọn và hướng đến công chức TN&TKQ hoặc công chức xử lý hồ sơ cụ thể.

Có chế tài xử lý, thưởng – phạt rõ ràng trong các trường hợp xử lý vi phạm, giải quyết các phản ảnh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp nhằm hướng tới môi trường hành chính trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân, vì nhân dân.

Tiểu kết Chương 3

Cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa là trách nhiệm, nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trí các cấp, các ngành, các lĩnh vực, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân. Từ những phân tích thực trạng thực hiện chính sách cải cách TTHC, những đánh giá hiệu quả và những mặt còn tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách trong giai đoạn 2011 -2020, đồng thời dựa trên những định hướng của Đảng, Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk cần xác định rõ mục tiêu, trọng tâm và các nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030.

Với quan điểm coi việc thực hiện chính sách cải cách TTHC là nhiệm vụ lâu dài, cần có hệ thống giải pháp căn cơ, tổng thể và thống nhất; luận văn đã đều ra 06 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCHC tỉnh Đắk Lắk, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk phát triển nhanh, bền vững.

KẾT LUẬN

Thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, đơn giản hóa các TTHC, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Thực chất, đây là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận TN&TKQ của một cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối. Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân.

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương triển khai thực hiện việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế này còn bộc lộ những hạn chế như: sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ; năng lực, trách nhiệm, thái độ phục vụ của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; giải quyết hồ sơ, công việc của cá nhân, tổ chức chưa đúng hẹn còn xảy ra; tổ chức và hoạt động của Bộ phận TN&TKQ tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo yêu cầu quy định của Chính phủ... ảnh hưởng đến hiệu quả cải cách TTHC của toàn tỉnh Đắk Lắk.

Để nâng cao hiệu quả cải cách TTHC theo cơ chế một cửa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệtquan tâm

tiếp tục hoàn thiện quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa; tiếp tục tổ chức Bộ phận TN&TKQ theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ một cửa TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 74 - 121)