Cú tỉnh Trà Vinh.
1.4.2.1 Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020.
Trà Cú là huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, toàn huyện có 15 xã, 02 thị trấn, diện tích tự nhiên 31.752,8 ha, dân số 145.538 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 62,88% dân số, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các huyện khác trong tỉnh chiếm 4,6% tổng dân số toàn huyện. Là huyện thuần nông, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu đồng bộ,… được sự quan tâm hỗ trợ của trung ương, của tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 đã được đầu tư xây dựng 85 dự án phát triển sản xuất và 06 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; hỗ trợ trực tiếp cho 77.018 lượt học sinh; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp 178 công
trình công cộng phục vụ dân sinh, tổng kinh phí trên 123 tỷ đồng; tạo điều kiện cho trên 5.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, tổng số tiền trên 278 tỷ đồng.
Đặt biệt là thành lập mô hình tổ tự quản giảm nghèo bền vững, được sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình cho các thành viên trong mô hình, từ đó nhiều hộ đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập khá trở lên, có ý chí quyết tâm chăm chỉ làm ăn, hớp tác để vươn lên thoát nghèo bền vững. Cụ thể giai đoạn 2016 – 2020 đã kéo giảm được 6.266 hộ nghèo (bình quân giảm 3,12% hội nghèo/năm): thúc đẩy kinh tế huyện nhà tăng trưởng bình quân 15,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,33 triệu đồng/người/năm (tăng 2,03 lần so với năm 2015).
1.4.2.2 Hạn chế.
Công tác triển khai thực hiện một số chính sách an sinh xã hội còn chậm; thực hiện một số giải pháp giảm nghèo bền vững hiệu quả chưa cao, một số ít hộ nghèo, hộ cận nghèo còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng; chưa kết hợp giữa dạy nghề với giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo nghề; công tác phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình chính sách từng lúc còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao; chưa huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội, để bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội [Lỗi! Không tìm thấy nguồn tham chiếu.].