Trên cơ sở kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 tại xã Thạnh Mỹ Tây, Ngày 20/01/2021, tác giả đã có buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với Chị Lê Thị Kim Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách Văn hóa xã hội và chị Trương Thị Lan Phương - cán bộ xóa đói giảm nghèo của xã, qua trao đổi được biết những hộ nghèo ở xã là những hộ không có đất, không có vốn làm ăn (buôn bán nhỏ, mở tiệm sửa xe), không biết cách làm ăn để thoát nghèo; sức khỏe kém, trong nhà có người già, gia đình neo đơn, người khuyết tật, người tàn tật, có trình độ văn hóa, trình độ học vấn thấp hay nhà có con cái khá đông, không đủ tiền cho con được đi học phải lao động sớm, có những hộ làm ăn thua lỗ, mất mùa, do bệnh dịch dẫn đến nghèo… không thể thoát nghèo được, ngoài ra những hộ nghèo thường rơi vào những ấp có điều kiên
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5
năm 2016 năm 2017 năm 2018 năm 2019 năm 2020
4,23 3,51 3,51 2,63 1,93 1,29 3,51 2,63 1,93 1,29 0,7 Đầu năm cuối năm
tự nhiên không thuận lợi, đường xá đi lại còn khó khăn, ở những nơi đó họ còn khó tiếp cận thông tin. Khi trời mưa thì hầu như khó có thể di chuyển để đi học, đi làm… đó là nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến sự nghèo khó của người dân. Đa số là người già và trẻ nhỏ hiện đang ở địa phương, phần khác là đi làm ăn xa gửi tiền về nuôi con. Trước tình hình đó, xã có kế hoạch giúp đỡ các hộ thoát nghèo, có nhiều biện pháp thiết thực để hỗ trợ, tuy nhiên, do họ không có địa phương, bên cạnh học vấn thấp, có hộ thì không lo làm ăn mà cờ bạc, nên địa phương không thể giúp đỡ được, chủ yếu hỗ trợ về nhà ở, để họ có nơi ở ổn định mà thôi, hỗ trợ tiền điện sinh hoạt, bảo hiểm y tế theo quy định. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm rõ rệt, đạt và vượt kế hoạch đề ra, tuy nhiên đa phần là do hộ nghèo bỏ địa phương, đi làm ăn xa trên 06 tháng nên được đưa ra khỏi danh sách nghèo của xã và một phần chuyển sang hộ cận nghèo chứ chưa thật sự thoát nghèo bền vững, vẫn con tình trạng tái nghèo do thiên tai, dịch bệnh,… xảy ra.
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020; UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 18/KH-UBND, ngày 12 tháng 4 năm 2016 về Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững xã Thạnh Mỹ Tây giai đoạn 2016 – 2020. Qua 05 năm triển khai, tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đạt được như sau:
2.4.2. Ưu điểm
Trong giai đoạn 2016 – 2020 dưới sư chỉ đạo quyết liệt, xâu sát của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của xã đã thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, một số chính sách thực hiện có hiệu quả nổi bật cụ thể như: Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn đã cất mới 285 căn nhà đại đoàn kết (trong đó hộ nghèo 132 căn, hộ cận nghèo 78 căn, hộ khó khăn 75 căn),
tổng số tiền 5,755 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ về y tế 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế theo quy định; Chính sách tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ giải ngân vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 668 lượt hộ, tổng số tiền trên 19,7 tỷ đồng;…
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của xã giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai trong điều kiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương chương trình được triển khai hiệu quả tác động trực tiếp đến nhiều kĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế ổn định đời sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và Nghị quyết HĐND xã đề ra. Kết quả nêu trên đã góp phần vào chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ASXH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Đảng ủy, HĐND và UBND xã phối hợp, vận động, tuyên truyền và sự giám sát của UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể,... đã tập trung, ưu tiên phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người cận nghèo theo hướng mở rộng đối tượng, địa bàn thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ đầu tư.
Hệ thống văn bản, chỉ đạo thực hiện chương trình được ban hành đầy đủ. bảo đảm sự chỉ đạo điều hành chương trình xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, từ xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá đến sơ, tổng kết chương trình, phát huy vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng, người dân.
Bên cạnh đó, các ngành đã chủ động, tích cực phối hợp tham mưu và hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, đã xây dựng Chương trình Giảm nghèo và Giải quyết việc làm của địa phương và chỉ đạo, triển khai kịp thời.
Chương trình được thực hiện công khai minh bạch từ việc xác định đối tượng hỗ trợ đến việc phân bổ vốn và kiểm tra giám sát của các cấp, cộng đồng, người dân đặt biệt là sự giám sát và phản biện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội.
Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo đã được nâng lên. Các cấp, các ngành luôn xác định giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có nhiều mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả được khuyến khích phát triển nhân rộng, đặc biệt các mô hình kinh tế chăn nuôi,... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển.
Chương trình Giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thu hút sự hưởng ứng, chia sẽ, ủng hộ tích cực của các tổ chức trong và ngoài tỉnh…
2.4.3. Hạn chế
- Nguồn lực để thực hiện các chương trình mục tiêu phân bổ chậm, kéo dài thời gian thực hiện do phụ thuộc nguồn vốn Trung ương như: Kinh phí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg,…
- Kết quả giảm nghèo chưa thật sự mang tính bền vững, hằng năm vẫn còn một số ít hộ tái nghèo do tách hộ, rủi ro, thiên tai, dịch bệnh,…. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm rõ rệt tuy nhiên trong đó một phần được thoát nghèo phần còn lại là do chuyển sang hộ cận nghèo, phần lớn những hộ này chỉ mới thoát nghèo về chuẩn thu nhập, nhưng đời sống chưa thật sự ổn định; nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo còn hạn chế, chưa đủ lực để tác động giúp hộ thoát nghèo vững chắc.
- Những văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn thiếu thống nhất và đồng bộ.
- Trong việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể xã.
- Việc làm của một bộ phận người lao động chưa ổn định, thiếu bền vững, thu nhập còn thấp, chỉ cần một biến cố có thể làm người lao động dễ mất việc làm, nguy cơ thất nghiệp cao. Công tác vận động người nghèo tham gia học nghề rất khó khăn, do người nghèo luôn thiếu lao động hoặc có lao động nhưng phải lao động kiếm tiền hàng ngày để lo con ăn học và trang trải cuộc sống, từ đó rất khó tham gia học nghề tại địa phương.
- Sự nỗ lực của bản thân hộ nghèo còn thấp, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Người lao động sau khi được đào tạo nghề ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm.
- Sự thiếu gắn kết giữa hỗ trợ đời sống, phát triển sản xuất với chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư. Xây dựng mô hình chưa gắn với hợp tác liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ nhóm nông dân.
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục; bên cạnh đó việc triển khai thực hiện chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên có liên quan.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã như lao động thương binh xã hội và các chi hội, đoàn thể không ổn định, thường xuyên thay đổi ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện công tác giảm nghèo của xã; Chế độ chính sách cho đội ngũ này chưa được quan tâm đúng mức.
- Chưa có biện pháp truyền thông phù hợp, hiệu quả để nhân rộng các mô hình, thực hành tốt trong giảm nghèo bền vững.