Chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã thạnh mỹ tây, huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 68 - 69)

Khuyến khích và tạo điều kiện trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường bằng cách giáo dục nhận thức cho phụ huynh của các em về tầm quan trọng của tri thức, rằng đó là một cách nỗ lực để tự thoát nghèo của chính bản thân họ. Các chính sách từ Trung ương đến địa phương đã dành rất nhiều ưu đãi cho gia đình là hộ nghèo, điển hình như: hỗ trợ Bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn (đối với học sinh bậc Mầm Non, Mẫu Giáo), … Bên cạnh, địa phương còn vận động các mạnh thường quân nhận đỡ đầu và cấp học bổng cho các em học sinh là đối tượng nghèo, học giỏi; hàng năm cấp trên 30

phần cho các em. Song song đó, còn vận động các nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xe đạp cho các em không có phương tiện đến trường và sách vở, cặp. Về vật lực thì địa phương đã làm rất tốt, chưa thấy được gì còn yếu, tuy nhiên, do nhận thức của một số hộ chưa quan tâm đến việc học, còn để các em bỏ học giữa chừng để lao động, kiếm tiền phụ giúp gia đình, không những thế, một số em do mê game, chán học, nên gây không ít khó khăn trong công tác vận động các em học sinh đến trường.

Thực hiện tốt việc miễn giảm học phí cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con thương binh liệt sỹ, con em gia đình chính sách...tính đến nay, các đối tượng nêu trên đã được miễn, giảm học phí nhằm giảm gánh nặng cho gia đình các em.

- Chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động

Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chung hạn cho người lao động và khuyến khích họ đi học ngay chính tại huyện hoặc xã. Hướng nghiệp cho thanh niên trong độ tuổi lao động có định hướng trước về ngành nghề của mình, để chủ động trong việc rèn luyện và học tập.

Khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay còn nhiều hộ nghèo trong xã chưa biết lập kế hoạch sản xuất cho gia đình mình, thiếu kiến thức trong sản xuất khi được địa phương giới thiệu cho vay vốn từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Qua đó cán bộ xã, cùng chính quyền địa phương cần tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý sử dụng vốn nhiều hơn nữa cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã thạnh mỹ tây, huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 68 - 69)