Triển vọng phát triển kinh tế xã hội của Xã Thạnh Mỹ Tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã thạnh mỹ tây, huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 63 - 64)

3.1.3.1 Triển vọng

Thạnh Mỹ Tây cách Quốc lộ 91 khoảng 10 km và có tỉnh lộ 945 mới đi qua, đặc biệt xã có khu di tích lịch sử Quốc gia Quản cơ Trần Văn Thành là lợi thế lớn để phát triển thương mại - dịch vụ. Cùng với hệ thống chính trị, chỉ đạo điều hành có hiệu quả, sự ổn định về chính trị - xã hội là những tiền đề quan trọng để xã triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Tiếp tục xác định nông nghiệp là trọng tâm, tập trung tổ chức lại sản xuất, quy hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện các mô hình liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản xuất đất nông nghiệp, Tập trung xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giao thông làm vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã.

3.1.3.2 Định hướng phát triển đến năm 2025

Mục tiêu tổng quát: Tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng, vật nuôi

theo hướng bền vững, gắn với quy hoạch vùng và liên kết sản xuất; đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Phát huy lợi thế vùng quy hoạch trục lộ 945 mới, tập trung trồng cây ăn trái, gắn với dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp tham quan khu di tích lịch sử Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành. Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Đảm bảo các hoạt động văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Xây dựng tổ chức Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; tạo tiền đề vững chắc để xã Thạnh Mỹ Tây đạt Nông thôn mới và đô thị loại V.

Các khâu đột phá: (1)Tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng

đường tỉnh lộ 945 kêu gọi các Doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, thương mại, dịch vụ gắn với du lịch. (3) Thực hiện chính sách thu hút, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phù hợp với tình hình đặc điểm địa phương.

Chỉ tiêu phát triển chủ yếu: Thu nhập bình quân đầu người đến năm

2025 là: 82 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp: 200 triệu đồng/ha. Tỷ lệ học sinh đến trường: 99%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn: 7,3%. Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm 0,5%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch: 98%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện: 99,81%. Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại: 95%. Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân: 98% so dân số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã thạnh mỹ tây, huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 63 - 64)