Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã thạnh mỹ tây, huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 57)

- Điều kiện kinh tế - xã hội của xã còn nhiều khó khăn người dân chủ yếu sống bằng nghề nông dựa vào cây lúa là chính, tình trạng được mùa mất giá và ngược lại hàng năm vẫn còn xảy ra, tình trạng giá vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân khá phổ biến; một bộ phận người dân không có đất sản xuất sống chủ yếu dựa vào làm thuê, làm mướn nên thu nhập bắp bênh khó thoát khỏi tình trạng nghèo khó; Ngân sách xã hạn hẹp chủ yếu do nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ duy trì hoạt động và đầu tư một số công trình của xã, nguồn tự thu, tự chi của xã không đủ đáp ứng nhu cầu do điều kiện là xã thuần nông. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch chưa phát triển từ đó nguồn lực thực hiện các công trình cần thiết của xã còn hạn chế.

- Nguồn lực nhà nước đa số tập trung đầu tư cho các công trình phục vụ sản xuất, giao thông nông thôn, nguồn đầu tư cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm còn hạn chế mà chủ yếu là do thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đan xen với công tác chuyên môn được giao phụ trách.

- Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn thiếu chủ động hằng năm phải chờ huyện ban hành kế hoạch thì Ban Quản lý xã mới dựa vào đó để xây dựng thực hiện của xã từ đó dẫn đến khâu tổ chức, triển khai thực hiện kéo dài thời gian, thiếu chủ động; Ban Quản lý Chương trình hoạt động còn kém hiệu quả do thành viên chủ yếu kiêm nhiệm, công tác kiêm nhiệm không có cơ quan chuyên trách thực hiện từ đó dẫn đến việc tham mưu, giúp việc chỉ đạo thực hiện thiếu hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã thạnh mỹ tây, huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 57)