Thành phố Châu Đốc là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh An Giang, là một trong hai trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh. Thành phố có diện tích tự nhiên là 104,7 km2, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, sát biên giới Việt Nam với Vương quốc Campuchia, có vị trí địa lý như sau: phía Đông Bắc giáp huyện An Phú; phía Tây Bắc giáp Campuchia; phía Đông giáp thị xã Tân Châu; phía Nam giáp huyện Châu Phú; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên [8]. Thành phố Châu Đốc có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường, 2 xã: phường Châu Phú A; phường Châu Phú B; phường Núi Sam; phường Vĩnh Mỹ; phường Vĩnh Nguơn; xã Vĩnh Châu và xã Vĩnh Tế. Châu Đốc là đô thị hạt nhân trung tâm Tiểu vùng 3 (phía Tây của Tỉnh gồm Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, và một phần An Phú). Tiểu vùng này có cảnh quan đẹp, địa hình phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng có giá trị kiến trúc và giá trị văn hóa cao, có tiềm năng phát triển du lịch.
Thành phố Châu Đốc chính là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế, giữa các nước tiểu vùng sông Mêkong, đặc biệt là trong quan hệ với nước bạn Campuchia và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Về kinh tế, kinh tế Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh trong những
năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2017 – 2019 đạt 10,60%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 43,231 triệu đồng/người. Châu Đốc với địa hình có núi, có đồng bằng với hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc, nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và giao thông đường thủy. Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu kinh tế thành phố Châu Đốc đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng du lịch, thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Châu Đốc xác định phát triển du lịch cùng với thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực của thành phố. Phát triển du lịch thông minh, tạo vị thế và từng bước đưa ngành du lịch thành phố Châu Đốc ngày càng phát triển bền vững, đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ. Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch sinh thái.
Về dân cư, hiện nay, trên địa bàn thành phố có các dân tộc sinh sống
như Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer và một số dân tộc khác, trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Cộng đồng các dân tộc khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau về phong tục tập quán sinh sống, truyền thống, bản sắc cùng hội tụ trên địa bàn đã tạo nên nét đa dạng về văn hóa được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống tâm linh của cư dân nơi đây cũng khá phức tạp, chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Cao đài… [8].
Với 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, cùng chung sống kết đoàn trên mảnh đất hiền hòa, nên Châu Đốc có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng phong phú nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi dân tộc có cách thức thực hành niềm tin tôn giáo riêng, nên Châu Đốc có văn hóa tín ngưỡng đa dạng và đặc trưng. Mỗi hình thức tôn giáo tín ngưỡng có nhiều cơ sở thờ tự khác nhau, từ đó, Châu Đốc có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch tâm linh.
Đến năm 2020, mạng lưới trường lớp đã được quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học của học sinh. Đến nay, thành phố có tổng cộng 36 trường học các cấp, trong đó có 31/36 trường đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 2.1: Trình độ giáo dục của thành phố Trình độ chuyên môn Toàn thành phố Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 0,09 Thạc sĩ 0,38 Đại học 6,11 Cao đẳng 1,23 Trung cấp 1,99 Trung học phổ thông 98,59
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019
Bảng 2.2: Dân số trong độ tuổi lao động
Dân số trong độ tuổi lao động Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Năm 2018 (người) Năm 2019 (người) 65.520 64.970 64.378 63.750
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019
Về hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy trên địa bàn thành phố như sau: (1) Quốc lộ: có 02 tuyến là QL91; QLN1 có tổng chiều dài 105,5 km và tỷ lệ nhựa hóa 100% nối liền thành phố đến trung tâm tỉnh. (2) Đường tỉnh: có 3 tuyến là ĐT 948; ĐT 953 và ĐT 955A có tổng chiều dài khoảng 61,65 km, tỷ lệ nhựa hóa 89%. Hiện nay, các tuyến này đang được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng cho nhu cầu đi lại, cũng như vận chuyển hàng hóa của nhân dân. (3) Đường thành phố và đường liên xã: có 08 tuyến đường trên địa bàn với tổng chiều dài 27.909 km, nhựa hóa 25.696 km và bê tông xi măng đạt 2.213 km. Đường liên xã, phường và giao thông nông thôn: đến nay 2/2 xã trong thành phố đã có hệ thống đường nhựa cho xe ô tô lưu thông đến trung tâm xã; với 08 tuyến tổng chiều dài 20.120 km. (4) Hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố có 221 tuyến với tổng chiều dài đạt
96,95 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt cao như đường Trưng Nữ Vương nối dài; đường lên đỉnh Núi Sam, tuyến đường từ đường Lê Đại Cương, đường Phan Đình Phùng nối dài, đường Tôn Đức Thắng, đường Nguyễn Tri Phương, đường Hoàng Diệu, đường Lê Lai, đường Thi Sách, đường Tân Lộ Kiều Lương, đường Châu Thị Tế, đường Nguyễn Văn Thoại…(5) Trên địa bàn thành phố có các tuyến chính như sông Hậu, sông Châu Đốc, kênh Vĩnh Tế, kênh Đào, kênh Tha la… cùng nhiều tuyến vừa và nhỏ khác nên đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy của nhân dân.
Lượng khách du lịch đến với Châu Đốc đạt trên 4 triệu lượt khách mỗi năm.
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch Châu Đốc giai đoạn 2011 – 2019 Năm Số lượng khách Tăng so với cùng kỳ
(%) 2011 3.673.300 7,0 2011 3.673.300 7,0 2012 3.680.100 0,19 2013 4.082.900 11,0 2014 4.201.720 2,9 2015 4.374.800 4,1 2016 4.580.500 4,7 2017 4.900.560 7,0 2018 5.445.000 11,0 2019 5.727.000 5,0
Nguồn: Báo cáo công tác du lịch của Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Châu Đốc
Để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách du lịch, toàn thành phố có 35 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 912 phòng, 1.606 giường.
Cơ sở lưu trú Số lượng cơ sở Tổng số khách sạn 35 Khách sạn 4 sao 01 Khách sạn 3 sao 04 Khách sạn 2 sao 05 Khách sạn 1 sao 09 Đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch 07 Tổng số nhà trọ, nhà nghỉ 373
(Nguồn: Báo cáo công tác du lịch của Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Châu Đốc)
Thành phố hiện có văn phòng đại diện của 7 công ty lữ hành nội địa, cùng với các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị và nhiều loại hình dịch vụ mới hình thành.
2.1.2.1. Di tích lịch sử, văn hóa
Núi Sam là ngọn núi duy nhất của thành phố Châu Đốc, có chiều cao 234m, chu vi 5km [8]. Điểm độc đáo của Núi Sam là địa hình đá nổi giữa cánh đồng rộng lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú, liền kề hệ thống kênh, rạch tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Núi Sam cùng dãy Thất Sơn trở thành những cao điểm án ngữ biên giới Campuchia, kết hợp cùng kênh Vĩnh Tế lập thành một hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam Tổ quốc. Vì vậy, năm 1980, Núi Sam được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 92-VHTT/QĐ.
Dọc theo tuyến đường lên đỉnh núi có nhiều cảnh quan đẹp, như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ,…. Ven theo chân núi là các di tích tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, bao gồm: Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An cổ tự, Chùa Phước Điền (hay còn gọi là chùa
Hang), Đình Vĩnh Tế và còn nhiều di tích được xếp hạng trên địa bàn thành phố.
Bảng 2.5: Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Châu Đốc TT Tên gọi di tích Loại hình di tích Địa chỉ