Xây dựng “thương hiệu” sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa trên cơ sở kết hợp truyền thống và hiện đại gắn liền với việc bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 70 - 76)

DI TÍCH CẤP QUỐC GIA 1 Miếu Bà Chúa

3.2.3. Xây dựng “thương hiệu” sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa trên cơ sở kết hợp truyền thống và hiện đại gắn liền với việc bảo tồn và phát huy

cơ sở kết hợp truyền thống và hiện đại gắn liền với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; ngoài nước tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang - Campuchia - Thái Lan - Lào, các nước châu Á (tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới.

Tiếp tục đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho hành trình du lịch tâm linh, du lịch di sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế du lịch Châu Đốc tại các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch, trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên các trang mạng xã hội. Xây dựng hệ thống pano tuyên truyền điểm đến du lịch, Bộ Quy tắc ứng xử trong du lịch...; lắp đặt màn hình led tại các tuyến đường vào khu du lịch quốc gia Núi Sam.

Xuất bản ấn phẩm du lịch: Tờ rơi, tập gấp, postcard, bản đồ du lịch, sách ảnh, catlog xúc tiến, quảng bá tại các hội nghị, hội thảo, trưng bày sản phẩm, hội chợ du lịch. Sản xuất và phát hành video, chuyên trang, chuyên mục, phim phóng sự, gameshow giới thiệu tiềm năng du lịch, bản săc văn hóa các dân tộc, sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, gương điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trong quá trình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

Chủ động mời các công ty lữ hành, chuyên gia du lịch, phóng viên báo, đài, tạp chí du lịch trong nước khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ tại khu du lịch, nhà hàng, khách sạn; hình thành tour, tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên khu vực để thu hút nhà đầu tư và khách du lịch đến với Châu Đốc.

Tổ chức cho đoàn cán bộ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tiêu biểu, các nhà vườn sinh thái, câu lạc bộ văn nghệ…học tập những mô hình tốt, cách làm hay về phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh phát triển để ứng dụng vào địa phương xây dựng mô hình du lịch cộng đồng.

Tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi thông tin chính sách pháp luật và tìm hiểu các dự án mời gọi đầu tư tại địa phương; tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp xúc và tổ chức triển khai dự án đầu tư.

Cùng với việc xây dựng thương hiệu, cần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

Khu di tích danh thắng núi Sam thành phố Châu Đốc hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nơi đây có quần thể di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia Với tiềm năng sẵn có, các danh lam thắng cảnh đều gắn với vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: khu di tích danh thắng Núi Sam - du lịch tâm linh với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm nét văn hóa dân gian.

Lễ hội Vía bà Chúa xứ núi Sam là lễ hội truyền thống hàng năm độc đáo của An Giang nói cung và Châu Đốc nói riêng, đã được công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001 và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Hiện nay, đang thực hiện hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này, khẳng định vị thế của lễ hội trong đời sống tinh thần sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng không chỉ ở Nam Bộ mà còn cả dân tộc Việt Nam và có sự gắn kết cộng đồng quốc tế. Lễ hội chính thức diễn ra từ ngày 22 tháng 04 đến 27 tháng 04 âm lịch nhưng thực tế khách du lịch, người hành hương đã đến tham quan, chiêm bái khu di tích ngay từ những ngày đầu năm Tết nguyên đán, kéo dài cho đến tháng 5 âm lịch. Số lượng khách hàng năm bình quân khoảng trên 4 triệu lượt người. Đây là nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Có thể mở rộng thêm các hoạt động đặc sắc thu hút du khách tham dự, như: Tổ chức các hoạt động nghi lễ: Phục dựng lễ rước tượng Bà, thỉnh Sắc thần,… theo dạng lễ hội đường phố; nghi thức “tắm Bà”, hưởng “lộc Bà”; Tổ chức trò chơi dân gian, các giải thể thao truyền thống (đua thuyền, đẩy gậy, kéo co, việt dã, bơi lội…); Tổ chức các chương trình liên hoan văn hóa dân tộc: đờn ca tài tử, ẩm thực, trái cây, thả diều, nhạc lễ, biểu diễn sân khấu, thời trang dân tộc, chọi gà, chim hót…

Thực hiện việc quản lý lễ hội theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể như sau: (1) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; (2) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội; (3) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; (4) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội; (5) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật; (6) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích [7].

Các di sản, di tích và danh thắng, lễ hội văn hóa có vị trí quan trọng trong du lịch, là một trong hai loại tài nguyên của du lịch – đó là tài nguyên du lịch nhân văn. Do vậy, giữa công tác bảo tồn di sản văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này ngày càng thể hiện rõ trong việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa nói chung và việc bảo tồn di tích nói riêng với việc khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch. Vì vậy, trong thờ giian tới, Châu Đốc tập trung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và vật thể: Hoàn thành các Đề án phát triển du lịch như hồ sơ khoa học

Khu di tích danh thắng Núi Sam được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đến năm 2030; Xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử, tự nhiên của Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đầu tư các dự án như Công viên văn hóa Núi Sam; Công trình tu bổ, sửa chữa Đình Vĩnh Tế, Cải tạo xây dựng bệ đá nơi Bà ngự...; Phối hợp với Phòng Di sản văn hóa, Bảo tàng tỉnh – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng và xây dựng kế hoạch trùng tu các hạng mục xuống cấp đối với 06 di tích cấp Quốc gia và 03 di tích cấp tỉnh, bảo đảm tính nguyên gốc, tính toàn vẹn và bền vững của di tích [46].

Với Châu Đốc hiện nay, khu di tích văn hóa, lịch sử Núi Sam cần phải được chú trọng đầu tư. Các cơ quan chuyên môn cần tham mưu cho UBND thành phố các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, đặc biệt các chính sách ưu đãi đầu tư cho Khu du lịch Quốc gia. Nghiên cứu các chính sách riêng cho Khu du lịch được hưởng ưu đãi giống như các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư phát triển du lịch. Hỗ trợ hướng dẫn về thủ tục, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Khuyến khích kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch tại khu du lịch trọng điểm của thành phố theo hình thức xã hội hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực: đầu tư, giải phóng mặt bằng, cơ chế ưu đãi nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi thông tin chính sách

pháp luật và tìm hiểu các dự án mời gọi đầu tư tại địa phương; tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp xúc và tổ chức triển khai dự án đầu tư. Đồng thời, phối hợp trình UBND tỉnh thành lập Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Núi Sam, ban hành Quy chế quản lý, Quy chế hoạt động trong Khu du lịch Quốc gia.

Ngoài ra, còn phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng khác và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của thành phố Châu Đốc, cụ thể phát triển: (1) Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch tâm linh gắn với phát triển sinh thái sông nước; Thực hiện các dự án mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển sản phẩm du lịch; (2) Sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực và mua sắm như phối hợp tổ chức các lễ hội giới thiệu đặc sản vùng, miền như Ngày hội mắm An Giang - Nam Bộ, Ngày hội sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng các tỉnh thành…; Tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, khai thác và phát triển các nhãn hiệu tập thể đặc trưng Châu Đốc. Khuyến khích, tạo điều kiện mở các điểm trưng bày, bán các sản phẩm hội họa, điêu khắc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, các đặc sản như mắm Châu Đốc, khô cá tra phồng có chất lượng và giá cả hợp lý mang nét đặc trưng của Châu Đốc. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề thủ công, chợ đêm tại phường châu phú A và khai khác sử dụng chợ Vĩnh Đông, phường Núi Sam có hiệu quả; (3) Hỗ trợ phát triển các thương hiệu đặc sản, sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung; (4) Triển khai có hiệu quả Đề án thực hiện thí điểm sử dụng xe bốn bánh gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện chở khách du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc; (5) Nghiên cứu, xây dựng một số điểm dừng chân, trồng hoa, cây cảnh tạo hình ảnh độc đáo để khách du lịch tham quan, chụp ảnh lưu niệm; (6) Hình thành các khu phố ẩm thực, phố đi bộ, các hoạt động lễ hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)