DI TÍCH CẤP QUỐC GIA 1 Miếu Bà Chúa
2.3. Hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay
bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản thực hiện
Trong Báo cáo số 31/BC-PVHTT ngà y1/12/2016 của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Châu Đốc về tình hình phát triển du lịch năm 2016 có đánh giá: “Có sự chủ động trong thực hiện các mặt công tác, phối hợp tốt với các ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và chuyên môn, đạt hiệu quả một cách thiết thực. Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt, đặc biệt là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch của thành phố còn bị động và chưa có những đề xuất phù hợp với tình hình thực tế của thành phố để phát triển du lịch”.
“Một số công ty, doanh nghiệp, dự án nhà đầu tư còn chậm triển khai dự án đã đăng ký gây lãng phí về thời gian, nguồn lực và làm giảm hiệu quả của các mục tiêu chính sách. Một số dự án nhà đầu tư đăng ký nhưng không phù hợp quy hoạch dẫn đến mất thời gian điều chỉnh quy hoạch hoặc không thực hiện được” theo đánh giá trong Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2020 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53- KH/TU ngày 26/04/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
“Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu và thiếu, cán bộ quản lý du lịch chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch; đội ngũ lễ tân, nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn, trình độ chưa đồng đều, trình độ ngoại ngữ còn yếu. Công tác dự báo để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch triển khai thực hiện chính sách còn hạn chế, chưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế dẫn đến đề ra mục tiêu, chỉ tiêu chưa phù hợp, sát với thực
tiễn”, có nêu tại Báo cáo số 20/BC-BCĐ ngày 12/08/2018 của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch thành phố về tình hình phát triển du lịch năm 2017.
2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, đôi lúc chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời đến các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dẫn đến việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ những nội dung của chính sách; Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2020 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đánh giá như sau: “Phương pháp tuyên truyền còn mang tính hình thức, còn tuyên truyền “một chiều”, chưa có sự tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền; các ấn phẩm tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút; nhân lực làm công tác phổ biến, tuyên truyền chưa thực sự nắm vững và có chuyên môn về lĩnh vực tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương...”.
Trong Báo cáo số 17/BC-UBND ngày 17/01/2017 của UBND thành phố Châu Đốc về kết quả thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch: “Những năm qua, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đã được triển khai khá tích cực và hiệu quả, bằng chứng cụ thể là xây dựng được hệ thống các ấn phẩm về du lịch như: Tờ rơi, đĩa VCD, Website điện tử quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, ấn phẩm chưa phòng phú, đa dạng, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, vị trí và thế mạnh về du lịch của Châu Đốc. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác xúc tiến quảng bá. Thực tế là phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn chưa ý
thức được vai trò, tác dụng của công việc này nên họ không đầu tư hoặc đầu tư rất ít về nhân lực cũng như kinh phí. Thậm chí có những đơn vị còn cho đó là việc không cần thiết, không phối hợp với cơ quan chuyên môn trong cung cấp thông tin. Tình trạng này nếu tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả xúc tiến. Chỉ khi nào doanh nghiệp chủ động và chịu bỏ kinh phí để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của chính mình thì mới thực sự hiệu quả”
2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch tuy được quy định rõ, nhưng trên thực tế chưa phát huy được hiệu quả tối đa. “Việc phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao có quan tâm, chuyển biến nhưng do cách làm ở một số đơn vị còn đơn điệu nên hiệu quả đem lại chưa tốt” đã được nêu trong Báo cáo số 17/BC- UBND ngày 17/01/2017 của UBND thành phố Châu Đốc về kết quả thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch.
Một số cơ quan, đơn vị vẫn đùn đẩy trách nhiệm hoặc thực hiện chính sách mang tính chiếu lệ trong nhiệm vụ, thẩm quyền của mình nên chưa phát huy hết hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn thành phố, UBND phường, xã với nhau cho đến sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành phố trong việc chia sẻ, cung cấp thông tin thiếu chặt chẽ . Do đó, việc huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách gặp khó khăn, dẫn đến năng lực cạnh tranh du lịch chưa cao.
Việc huy động tất cả các nguồn lực trong thực hiện chính sách còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, khả năng phân tích, dự báo,công tác tham mưu trong tổ chức thực hiện chính sách. Từ đó, các mục tiêu của chính sách chưa đạt theo kế hoạch đề ra: lượng khách du lịch thiếu ổn định, chỉ tập trung vào mùa lễ hội; nguồn nhân
lực xã hội du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; môi trường du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập, tạo hình ảnh không tốt cho du khách.
Bên cạnh đó, Báo cáo số 100./BC-UBND ngày 29/04/2020 của UBND thành phố Tổng kết Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030trên địa bàn thành phố Châu Đốc có đánh giá: “Thủ tục hành chính tuy được rà soát, cải cách thường xuyên và đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân”.
Chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch thiếu chặt chẽ, chưa bảo đảm tính dự báo và khả thi, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và giá trị các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương (theo Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 17/02/2020 của UBND thành phố về tình hình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc năm 2019).
2.3.4. Duy trì chính sách
Việc tổ chức, duy trì thực hiện chính sách cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định như: “Trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan còn hạn chế, thiếu đồng bộ; công tác thực hiện chính sách chung của các phòng, ban chuyên môn về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa nhịp nhàng; du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái còn hạn chế; số lượng dự án đầu tư du lịch khá nhiều nhưng tình hình triển khai các dự án còn chậm, chưa tạo ra bước đột phá cho du lịch thành phố. Ý thức chấp hành của người dân trong hoạt động du lịch chưa cao, dẫn đến vi phạm đối với lĩnh vực này nhiều” theo Báo cáo số 232/BC-UBND ngày 27/11/2017 của UBND thành phố Châu Đốc về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch năm 2016 trên địa bàn thành phố Châu Đốc.
Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2020 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đánh giá: “Chưa phát huy tốt vai trò kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm nên việc điều chỉnh chính sách thực hiện phát triển du lịch theo giai đoạn cụ thể gặp nhiều khó khăn; thiếu sự phối hợp trong liên kết ngành, liên kết vùng trong du lịch; nhận thức về vai trò của du lịch trong đóng góp kinh tế - xã hội địa phương còn nhiều hạn chế; chưa chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp để việc điều chỉnh chính sách đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn thực hiện chính sách. Ngoài ra còn có sự hạn chế về thẩm quyền đối với việc điều chỉnh một số chính sách về phát triển du lịch của thành phố”.
2.3.6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Phòng Văn hóa và Thông tin vẫn chưa phát huy hết vai trò theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các phường, xã nên chưa đánh giá đúng được thực trạng tổ chức và kết quả thực hiện chính sách (theo Báo cáo số 63/BC- UBND ngày 20/03/2020 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11- NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020).
2.3.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc có liên quan đến nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố. Do đó, cần phải thực hiện sơ, tổng kết hàng năm nhằm để nhận định,
đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2020 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: “Chưa phát huy tốt vai trò theo dõi, giám sát, kiểm tra nên việc đánh giá, rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn cụ thể gặp nhiều khó khăn. Điểm tham quan, các loại hình du lịch còn đơn điệu nên chưa đủ sức giữ chân du khách; môi trường du lịch, sản phẩm và các dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, mua sắm của khách tham quan. Ứng xử trong du lịch của một số hộ kinh doanh chưa thân thiện, chuyên nghiệp. Mặc dù an ninh trật tự đã đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên tình trạng chèo kéo khách vẫn còn, gây ảnh hưởng đến khách du lịch. Từ đó, dẫn đến sự phát triển trong lĩnh vực du lịch chưa tương ứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, số ngày khách lưu trú và chi tiêu đang có chiều hướng giảm. Công tác thông tin xúc tiến du lịch tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng các chương trình quảng bá giới thiệu chưa được thực hiện theo chiều sâu, nội dung quảng bá chưa đậm nét, phong phú, hấp dẫn, nên chưa có sức thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du lịch”.