Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 77 - 79)

DI TÍCH CẤP QUỐC GIA 1 Miếu Bà Chúa

3.2.5. Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách

lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách

“Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp”. Đây chính là khâu đột phá đã được xác định trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Châu Đốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 -2025. Để cụ thể hóa Nghị quyết, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 16/11/2020 về Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, trọng tâm là phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025. Trong Kế hoạch có nêu:“Tập trung đào tạo, chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống quản lý Nhà nước, nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu di tích, điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; đào tạo nghề mà doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có nhu cầu, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch”.

Để tăng cường sự lãnh đạo, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, cần xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc với độ chính xác cao và đầy đủ thông tin của các doanh nghiệp đang hoạt động, thông tin chi tiết về nguồn nhân lực cho ngành du lịch, hệ thống đào tạo ngành du lịch. Cần liên kết các cơ sở đào tạo, các

trường đại học có kế hoạch đào tạo các ngành nghề du lịch trọng điểm, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tại địa phương. Chú trọng nâng cao trình độ đào tạo Đại học, sau Đại học… gắn với sử dụng lao động sau đào tạo. Có chính sách hỗ trợ chi phí bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng du lịch ở địa phương.

Tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng học sinh lựa chọn nghề, lựa chọn trường, cơ sở đào tạo liên quan đến ngành du lịch và giới thiệu việc làm cho các em sau khi được đào tạo.

Đối với nguồn nhân lực công, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn, tuyển dụng cạnh tranh, bố trí sử dụng trên cơ sở phù hợp giữa năng lực với vị trí việc làm, chức danh, chức trách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, phát triển năng lực, thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, đề bạt bổ nhiệm trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là nguồn nhân lực địa phương. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ và thu hút nhân tài từ nơi khác đến làm việc tại Châu Đốc.

Tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức du lịch từ thành phố đến cơ sở về nâng cao chuyên môn, kỹ năng trong quản lý; tạo điều kiện cho đội ngũ này tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với nguồn nhân lực xã hội: (1)Đào tạo trình độ sơ cấp: Quản lý khách sạn nhỏ; nghiệp vụ nhà hàng; quản lý lữ hành; nghệp vụ buồng; nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; quản lý bếp (nâng cao); nghiệp vụ lễ tân; kỹ thuật chế biến món ăn Âu, Á; nghiệp vụ điều hành tour; kỹ thuật pha chế thức uống; kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam; nghiệp vụ an ninh khách sạn – nhà hàng; (2)Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng nghiệp vụ du lịch: du lịch Homestay;

du lịch cộng đồng dành cho lực lượng xe ôm; nghiệp vụ du lịch dành cho tài xế và nhân viên phục vụ; du lịch cộng đồng dành cho lực lượng bán hàng hóa, đặc sản địa phương, bán hàng rong; nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên và người lái tàu; (3)Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch.

Ký kết hợp tác, biên bản ghi nhớ với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn với mục đích cử cán bộ quản lý và nhân viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng quản lý và kỹ năng phục vụ du lịch.Tăng cường kiểm tra chứng chỉ nghề đối với lao động làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Huy động các nguồn lực cho phát triển nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố, chú trọng huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp,… tham gia vào quá trình quản lý kinh tế - xã hội thành phố. Rà soát việc thực hiện các chính sách Nhà nước đã ban hành; nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư vào đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đào tạo ngoài Nhà nước từng bước trở thành động lực, góp phần phát huy, bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)