Xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 36 - 49)

DI TÍCH CẤP QUỐC GIA 1 Miếu Bà Chúa

2.2.1. Xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản thực hiện

Để có một ngành du lịch phát triển bền vững, Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 19/01/2013 về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với quan điểm: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Tập trung nguồn lực phát triển tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh là Núi Sam - Núi Cấm - Khu Siêu thị biên giới Tịnh Biên, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển Khu du lịch Núi Sam, nhằm tạo nền tảng đột phá”.

Để cụ thể hóa Nghị Quyết, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/07/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: “Phát huy tổng hợp các nguồn lực để phát triển du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị hoạt động du lịch trong và ngoài nước. Phát triển các điểm, tuyến du lịch: Các điểm du lịch Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô…”; Chương trình hành động số 59/CTr – UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh An Giang về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025: “Phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh; phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” (spiritual and cultural tourism) trọng điểm của cả nước”.

Trên cơ sở các văn bản của Tỉnh, UBND thành phố Châu Đốc đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 26/10/2015 về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc đến năm 2020, trong đó có nêu: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương”.

Tiếp đó, trong Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 09/04/2018 của UBND thành phố Châu Đốc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố phát triển bền vững du lịch Châu Đốc giai đoạn 2018 -2025 xác định mục tiêu cụ thể chia làm 2 giai đoạn:

“Giai đoạn 2018 -2020: Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể Khu du lịch Núi Sam; doanh thu khách du lịch tăng bình quân từ 8% - 9%; số khách du lịch tăng trung bình 8,1%/năm; doanh thu thông qua chợ tăng hàng năm 10%”.

“Giai đoạn 2021 - 2025: Hoàn thành cơ bản đầu tư hạ tầng du lịch, nhất là khu, điểm du lịch; xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố; doanh thu khách du lịch tăng bình quân 8 - 10%; số khách du lịch tăng trung bình 9%/năm; doanh thu thông qua chợ tăng hàng năm 10% - 12%”.

Quyết định số 1348/QĐ-UBND ngày 14/03/2018 của UBND thành phố Châu Đốc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án truyền thông, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu du lịch Châu Đốc giai đoạn 2018 -2025” năm 2018; Kế hoạch số 433/KH-UBND ngày 12/07/2019 của UBND tỉnh thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam và; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 25/03/2020 của UBND thành

phố triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Núi Sam, tỉnh An Giang”.

Có thể nói, trong Chương trình hành động, Kế hoạch, Đề án phát triển du lịch, Châu Đốc đều xác định các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tập trung phát triển 04 loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng.

(1) Du lịch tâm linh: Tổ chức và nâng chất hàng năm Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, nâng chất và phổ biến rộng rãi lễ giỗ danh thần Thoại Ngọc Hầu và các lễ hội truyền thống khác của địa phương.

(2) Du lịch sông nước: Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch đường sông góp phần bảo tồn và giữ gìn cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trên sông như: hội hoa đăng trên sông vào dịp rằm tháng 4, lễ hội văn hóa - thể thao - du lịch trên sông vào mùa hè. Phối hợp tổ chức giải đua thuyền rồng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh và huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

(3) Du lịch sinh thái: Phát triển một số điểm tham quan sinh thái và cộng đồng như: Làng cây ăn trái, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làng nghề làm mắm, khô….

(4) Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Xây dựng hệ thống các khu, điểm vui chơi giải trí, các sân chơi thể thao hấp dẫn như sân đua bò, trạm dừng chân, dịch vụ, mua sắm, ẩm thực; Xây dựng và tuyên truyền phổ biến mô hình du lịch “Homestay” với địa điểm rất lý tưởng để thực hiện mô hình homestay là làng bè Châu Đốc, các nhà dân sống gần khu du lịch, gần sông, gần núi…

Thứ hai, xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu. Thiết kế

logo/slogan nhằm tạo nhận diện thương hiệu riêng cho Du lịch Châu Đốc. Xây dựng nền tảng các kênh truyền thông và các nội dung truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như bao, đài, cổng thông tin điện

tử, website du lịch, video clip, các ứng dụng di động…; khai thác thiệt để mặt tích cực của Internet và mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao hình ảnh của Du lịch Châu Đốc. Tổ chức thi thiết kế sản phẩm du lịch tâm linh, mẫu vật phẩm lưu niệm mang bản sắc văn hóa đặc trưng của Châu Đốc

Thứ ba, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tham gia các hội nghị, các

hoạt động, các sự kiện du lịch, hội thảo xúc tiến du lịch của khu vực và tại các tỉnh có tiềm năng để tuyên truyền quảng bá về Châu Đốc.

Thứ tư, đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch. Tập trung mọi nguồn lực để

khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch. Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông gắn với hạ tầng đô thị.

Thứ năm, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Đến năm 2025, dự kiến Châu Đốc tạo việc làm cho trên 5.000 lao động trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch. Đến năm 2030, tạo việc làm cho trên 9.000 lao động trực tiếp. Lao động qua đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp đặc biệt là đối với các nghiệp vụ lễ tân, pha chế, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bếp và hướng dẫn, thuyết minh du lịch sẽ chiếm 75% giai đoạn 2021 - 2025 và 80% giai đoạn 2026 - 2030. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đặc biệt là lao động chuyên nghiệp du lịch [45].

Thứ sáu, bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững.

Quy hoạch phát triển du lịch của thành phố theo hướng bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ cần phải được ưu tiên thực hiện trong thời gian sắp tới. Hoàn thiện môi trường du lịch của thành phố nhằm thu hút du khách ngày càng nhiều, bao gồm hoàn thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cần ưu tiên giải quyết các khu vực bị ô nhiễm nhất là tại các khu du lịch, điểm tham quan du lịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch xanh, sạch, đẹp. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm xã hội đối với hoạt động du lịch tại địa phương.

Từng bước tổ chức, quản lý tốt các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương và khách du lịch hành hương. Đồng thời, có nhiều biện pháp kiên quyết đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nạn chèo kéo, nâng giá vào các dịp lễ hội, hành hương tại các điểm du lịch.

Thứ bảy, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch.

Liên kết hợp tác là hoạt động cốt lõi và có ý nghĩa sống còn của ngành du lịch. Trong những năm qua, hoạt động liên kết hợp tác đa chiều giữa các vùng và địa phương trong hoạt động du lịch đang diễn ra khá sôi động, cần tiếp tục phát huy [44].

Việc xác định phương hướng liên kết hợp tác là nhiệm vụ quan trọng để tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển một cách nhanh chóng, chủ động và kịp thời. Để liên kết hợp tác toàn diện và hiệu quả, Châu Đốc cần phải liên kết trong xây dựng sản phẩm, liên kết trong công tác quảng bá và xúc tiến thị trường, liên kết trong công tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, liên kết trong công tác quản lý phát triển. Và chỉ khi có sự phát triển đồng bộ, hài hòa các nội dung này, du lịch An Giang nói chung và thành phố Châu Đốc nói riêng mới có thể phát huy tiềm năng sẵn có, tạo dựng nên một thương hiệu du lịch mạnh trong nước và quốc tế [44].

Căn cứ vào các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch, hàng năm Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND thành phố ban hành nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch để tổ chức, điều hành và cung cấp kinh phí để đảm bảo chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc được thực hiện trên thực tế đem lại kết quả cao nhất.

UBND thành phố đã xác định những công việc cần phải làm để đạt mục tiêu chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, lựa chọn và phân công trách nhiệm cho các phòng, ban chuyên môn, UBND các phường, xã rõ ràng, phù hợp, trong đó, Phòng Văn hóa và Thông tin; Ban Quản lý Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam giữ vai trò tham mưu chính, chuẩn bị

những điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách. Từ đó, Châu Đốc đã có những định hướng chính xác trong khai thác thị trường khách du lịch; phát triển hạ tầng du lịch; quảng bá, xúc tiến và xây dựng thương hiệu du lịch.

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được các cấp, các ngành xem là nhiệm vụ hàng đầu để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành chính sách của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách.

Các cấp chính quyền thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) và các tổ chức đoàn thể thành phố lập kế hoạch tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc thường xuyên, liên tục thông qua các buổi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, phát tờ rơi…

Tổ chức tuyên truyền đến toàn thể nhân dân thành phố, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp; mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của chính quyền, phát huy vai trò của người đứng đầu đối với nhiệm vụ phát triển du lịch của thành phố; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về du lịch; Triển khai sâu rộng trong các ngành, các cấp, nhân dân thành phố cùng thực hiện bộ quy tắc ứng xử và Điểm thông tin hỗ trợ du khách.

Đối với từng nhóm đối tượng, nội dung phổ biến, tuyên truyền chính sách cụ thể như sau:

(1) Phổ biến, tuyên truyền chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật du lịch năm 2017, các chính sách của trung ương, tỉnh và thành phố có liên quan đến lĩnh vực du lịch.

(2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách cho các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch và nhân dân: Phổ biến một số nội dung cơ bản của chính sách gắn với hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của nhân dân. Trong đó, chú trọng phổ biến, tuyên truyền về chính sách thu hút đầu tư, nhất là lĩnh vực du lịch; văn minh thương mại; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị di tích….

Bên cạnh, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh du lịch Châu Đốc. Thông qua các hoạt động tháng du lịch An Giang năm 2017, công bố Khu du lịch Quốc gia Núi Sam, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội thảo xúc tiến du lịch tỉnh An Giang,…đã tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các tổ chức kinh doanh và cá nhân hoạt động du lịch hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chính sách phát triển du lịch Châu Đốc. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu du lịch Châu Đốc với logo “Miếu Bà và sen đá” và slogan “An Nhiên Châu Đốc”.

Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tuyên truyền về các sự kiện văn hóa, lễ hội lớn, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch.., kết quả tuyên truyền 2.592 tin, 2.160 bài viết, phóng sự, 90 câu chuyện truyền thanh, 336 chuyên mục văn minh đô thị.

Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn trật tự, các quy định trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tham gia tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, bói toán, lừa đảo du khách… tuyên truyền 1.107 cuộc, có 56.739 lượt người dân tham dự, 90.400 tờ bướm...

Tổ chức Cuộc thi qua internet về “Tìm hiểu điểm đến du lịch và lịch sử Châu Đốc”, cuộc thi diễn ra từ ngày 01/11/2019 đến ngày 10/12/2019 (kết quả có 578 người tham gia với 19.821 lượt thi).

Biên soạn phát hành các liệu, ấn phẩm, video clip, phim, tập gấp, bản đồ du lịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tổ chức phát 60.000 brouchue; 1.500

sơ đồ du lịch thành phố Châu Đốc; 896 lộc Bà; 2.000 cuốn di tích, danh lam, thắng cảnh; 32 pano tuyên truyền điểm đến du lịch; xây dựng clip, lắp đặt 19 pano, phát hành 9.000 cuốn Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch cho du khách, các đoàn famtrip, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh.

Từ đó, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tự giác tham gia thực hiện chính sách, hoạt động du lịch Châu Đốc mới không ngừng phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Theo đó, tính từ năm 2008 đến năm 2019, tổng nguồn thu từ các hoạt động du lịch mang lại đạt trên 600 tỷ đồng [47].

Hàng năm, các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường, xã định kỳ phân tích, đánh giá quá trình thực hiện chính sách của cơ quan, đơn vị và báo cáo UBND thành phố tiến độ thực hiện, tổ chức sơ, tổng kết nhằm đánh giá quá trình thực hiện để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp thực tế. Cụ thể ngày 05 tháng 3 năm 2018, UBND thành phố đã có Quyết định số 1301/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án truyền thông, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu du lịch Châu Đốc giai đoạn 2018 – 2025; Quyết định số 2688/QĐ-UBND ngày 16/08/2017 của UBND thành phố ban hành Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)