DI TÍCH CẤP QUỐC GIA 1 Miếu Bà Chúa
3.2.6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Châu Đốc
trong thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Châu Đốc
Xây dựng chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch. Tuyên truyền rộng rãi về vai trò của ngành du lịch, các thông tin về định hướng, chính sách và hoạt động du lịch đến các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức và cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp, cộng đồng về phát triển du lịch, ý thức bảo vệ và phát huy giá
trị di tích, di sản, tôn trọng pháp luật và ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với khách du lịch trong kinh doanh dịch vụ du lịch, văn hóa, bảo vệ hình ảnh, môi trường góp phần phát triển bền vững.
Tiếp tục triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, tài liệu 260 năm từ Châu Đốc đạo đến thành phố Châu Đốc, truyền thuyết và giai thoại vùng biên thùy Châu Đốc; Châu Đốc – Di tích, danh thắng và đặc sản trong các trường học, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, Ban quản lý di tích, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và cộng đồng dân cư đồng thời phát động phong trào “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”.
Tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong Khu du lịch Quốc gia Núi Sam để được trải nghiệm từ đó có ý thức tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường tại khu du lịch.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, kinh doanh đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng phát triển lĩnh vực du lịch và tăng sức hút với khách. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp du lịch; xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hỗ trợ hướng dẫn về thủ tục, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Khuyến khích, mời gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch thành phố. Đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư đăng ký thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang thời gian qua và định hướng phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới, tác giả đã đề ra 06 nhóm giải pháp tập trung vào hoàn thiện cơ cấu tổ chức, công tác quản lý nhà nước về du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường… nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. Các giải pháp cơ bản này nếu được thực hiện một cách linh hoạt và có sự phối hợp đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, để ngành du lịch Châu Đốc ngày càng phát triển, giữ vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
KẾT LUẬN
Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng với sự phát triển đất nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch” [2, tr. 2].
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thành phố Châu Đốc đã đề xuất được các chính sách phát triển du lịch và đạt được những thành tựu đáng kể như Châu Đốc đã có những định hướng chính xác trong khai thác thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hạ tầng du lịch; công tác quảng bá, xúc tiến; xây dựng và truyền thông thương hiệu du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững; liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch…Nguyên nhân của những thành tựu chính là thành phố Châu Đốc – Điểm đến an toàn, thân thiện sẽ là lựa chọn hấp dẫn của nhiều du khách. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cũng còn một số hạn chế nhất định, đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; Trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan còn hạn chế, thiếu đồng bộ; Việc điều chỉnh chính sách thực hiện phát triển du lịch còn hạn chế; Chưa phát huy hết vai trò theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch…
Để chính phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp ngày càng lớn vào
công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì trong thời gian tới, cần nhiều giải pháp thực hiện được triển khai đồng bộ và chặt chẽ. Từ việc hoàn thiện cơ chế chính sách, đến nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; tăng cường sự phối hợp giữa các sở ban ngành tỉnh, chính quyền địa phương; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; nâng cao vai trò của cộng đồng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư; tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử; có chiến lược đúng đắn trong thực hiện khai thác di sản văn hóa gắn với du lịch, hình thành tour du lịch liên kết vùng hấp dẫn và kinh tế; tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư… sẽ là những giải pháp cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện có hiệu quả, mang tính khả thi cao, thì điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, sự nhận thức đúng đắn của những chủ thể thực chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang trong hiện tại và tương lai.
Với các tiềm năng thế mạnh về vị trí địa lý, các di tích lịch sử văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh và ẩm thực phong phú, đa dạng, thành phố Châu Đốc có tiềm năng thuận lợi trong phát triển du lịch, đưa Châu Đốc trở thành đô thị du lịch thông minh, an toàn, là điểm đến thân thiện của du khách.