Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 55 - 58)

DI TÍCH CẤP QUỐC GIA 1 Miếu Bà Chúa

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, chưa hoàn thiện về cơ cấu của các cơ quan chuyên môn trong quản lý nhà nước về du lịch; điểm tham quan, các loại hình du lịch còn đơn điệu, thiếu khu vui chơi giải trí về đêm nên chưa đủ sức giữ chân du khách; môi trường du lịch, sản phẩm và các dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, mua sắm của khách tham quan. Do đó, tỷ lệ khách lưu trú còn thấp so với lượt khách tham quan; chi tiêu bình quân của khách tham quan lưu trú chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Thứ hai, Châu Đốc là thành phố trẻ, kinh tế chưa phát triển mạnh, do

đó, việc thu hút đầu tư cho phát triển du lịch còn có hạn chế nhất định. Đặc biệt, trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự phát triển chậm về kinh tế, thì ngân sách đầu tư cho du lịch bị cắt giảm; bản thân các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn nên hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này.

Thứ ba, chưa xây dựng được sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa; thiếu sản

phẩm du lịch đặc trưng. công tác thông tin xúc tiến du lịch tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng các chương trình quảng bá giới thiệu chưa được thực hiện theo chiều sâu, nội dung quảng bá chưa đậm nét, phong phú, hấp dẫn, nên chưa có sức thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du lịch.

Thứ tư, chưa tạo được môi trường du lịch thân thiện, đảm bảo an ninh

trật tự, tình trạng chèo kéo, cò mồi vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của thành phố.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác du lịch và nguồn nhân

lực du lịch phát triển chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; chưa có một chương trình khung về đào tạo và huấn luyện đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp ở mức độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho đối tượng trong các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về công tác quản lý điểm đến, các nghiệp vụ ngành du lịch và các kỹ năng sống phục vụ cho ngành.

Thứ sáu, ứng xử trong du lịch của một số hộ kinh doanh chưa thân

tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, số ngày khách lưu trú chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn.

Tiểu kết Chương 2

Nhìn chung, tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Chính quyền thành phố đến phường, xã đã lãnh đạo, ban hành các văn bản, kế hoạch cụ thể trong quá trình thực hiện chính sách, phát huy vai trò trong định hướng phát triển du lịch của thành phố. Nhận thức của người dân, nhất là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng được nâng cao. Từ đó, du lịch luôn giữ vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc cũng đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là cơ sở để đề ra định hướng, giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Châu Đốc trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)