tiêu dùng
Hoạt động tín dụng ngân hàng thiết lập mối quan hệ vay và trả tiền vay giữa khách hàng và ngân hàng. Trong hoạt động này, ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro cĩ thể xảy ra khi khách hàng mất khả năng thanh tốn cho ngân hàng, do vậy bảo đảm tiền vay là các biện pháp quan trọng, giúp giảm bớt tởn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng vì một lý do nào đĩ mà khơng thể thanh tốn khoản nợ cho ngân hàng. Đồng thời, bảo đảm tín dụng cũng sẽ gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn, làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chung về Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
“Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản. 3. Đặt cọc.
4. Ký cược. 5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh. 8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản”.
Ngồi ra, Thơng tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tở chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng cũng quy định tại Điều 15 về bảo đảm tiền vay như sau:
“ 1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc khơng áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tở chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tở chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật cĩ liên quan.
2. Tở chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay khơng áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tở chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi cĩ căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật”.
Hiện nay, ngân hàng đã thiết lập các biện pháp bảo đảm tín dụng, bao gồm: -Thứ nhất, Biện pháp thế chấp tài sản:
Điều 317, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“ 1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và khơng giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cĩ thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”.
Với hình thức này, tài sản thế chấp bao gồm: bất động sản, nhà cửa, đất đai, cơng trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, cơng trình xây dựng trên đất,… Các tài sản này phải cĩ giấy tờ hợp pháp và khơng trong quá trình tranh chấp.
-Thứ hai, biện pháp cầm cố tài sản:
Điều 309 bộ luật Dân sự 2015 đưa ra khái niệm về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.
Khác với việc sử dụng biện pháp thế chấp tài sản, khi vay vốn ngân hàng theo hình thức cầm cố tài sản khách hàng sẽ khơng cịn quyền sử dụng đối với tài sản của mình mà quyền sử dụng này sẽ thuộc về ngân hàng. Khi sử dụng biện pháp bảo đảm tín dụng này, ngân hàng yêu cầu khách hàng giao nộp các tài sản để cầm cố khoản vay. Thơng thường vay theo hình thức này khách hàng sẽ được hưởng hạn mức vay lớn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng.
-Thứ ba, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Đây là hình thức bảo đảm tiền vay được khá nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay, khi mà khách hàng cĩ thể sử dụng chính tài sản khách hàng sử dụng vốn ngân hàng để cĩ được làm tài sản dùng trong thế chấp mà khơng cần sử dụng các tài sản thế chấp khác để vay vốn.
-Thứ tư,biện pháp tín chấp:
Hiện nay, các ngân hàng cung ứng dịch vụ đến khách hàng sản phẩm vay tín chấp. Theo đĩ, khách hàng khơng cần sử dụng các tài sản thế chấp cầm cố trong vay vốn mà quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập trên uy tín của khách hàng. Nhưng với điều kiện khách hàng cần chứng minh nguồn thu nhập ởn định thơng qua các giấy tờ xác thực cho ngân hàng.