Nhu cầu hồn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về tín dụng tiêu dùng từ thực tiễn tại BIDV tây nam quảng ninh (Trang 79 - 80)

Hoạt động tín dụng tiêu dùng ngày càng phát triển đa dạng, là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp. Hoạt động tín dụng muốn phát triển bền vững thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơng cụ hữu hiệu thể hiện ý chí của cơ quan Nhà nước. Pháp luật đưa ra các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tín dụng tiêu dùng, giúp các chủ thể này thiết lập mối quan hệ tín dụng trên cơ sở được bảo vệ lợi ích và chịu sự ràng buộc. Ngồi ra, pháp luật cũng tạo cơ chế pháp lý giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh về tín dụng tiêu dùng. Khi các tranh chấp xảy ra, pháp luật cho phép các chủ thể tự bảo vệ mình thơng qua các cơ chế giải quyết như trọng tài, tịa án, tạo điều kiện cho các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chống lại các hiện tượng xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác.

Trong những năm qua, mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng, song do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến hệ thống pháp luật về tín dụng nĩi chung và tín dụng tiêu dùng nĩi riêng cịn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa phù hợp, nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng chưa cĩ quy định pháp luật điều chỉnh, do đĩ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, để hoạt động tín dụng nĩi chung và tín dụng tiêu dùng nĩi riêng được diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt thì vấn đề cấp thiết phải hồn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời sửa đởi, bở sung các quy định khơng cịn phù hợp với thực tiễn, các quy định trong các văn bản cần thống

nhất với nhau, tạo điều kiện cho các chủ thể khi tham gia hoạt động tín dụng tiêu dùng đạt hiệu quả cao.

Với những hạn chế của pháp luật được phân tích trong các chương trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện pháp lý về tín dụng tiêu dùng như sau:

- Hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động tín dụng tiêu dùng một cách thống nhất. Các quy định phải được rà sốt lại, loại bỏ và điều chỉnh các quy định chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Các văn bản hướng dẫn thi hành phải được sửa đởi bở sung đồng bộ, trong mối tương quan với các văn bản hướng dẫn khác.

- Bở sung các quy định hướng dẫn chi tiết, khơng quy định chung chung các chế định liên quan đến tín dụng tiêu dùng như các điều kiện tín dụng, lãi suất, quy trình định giá tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, thủ tục cơng chứng hợp đồng tín dụng tiêu dùng, thẩm định tài sản bảo đảm, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm,… - Bở sung các chế tài đối với các hành vi vi phạm hoạt động tín dụng tại các NHTM, vi phạm về hoạt động cơng chứng, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên cấp tín dụng tiêu dùng và bên được cấp tín dụng tiêu dùng.

- Với các quy định về biện pháp thế chấp, pháp luật cần ghi nhận quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là một loại vật quyền bảo đảm, quy định cụ thể phân biệt giữa biện pháp thế chấp và cầm cố.

- Về định giá tài sản bảo đảm, cần thống nhất cơ sở xác định giá trị tài sản và quy trình định giá, tránh trường hợp giá trị định giá phản ánh khơng đúng giá trị thực của tài sản, gây khĩ khăn khi xử lý tài sản bảo đảm.

- Cần rút ngắn thủ tục giải quyết tranh chấp về tín dụng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về tín dụng tiêu dùng từ thực tiễn tại BIDV tây nam quảng ninh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)