Thông qua việc nghiên cứu về chế độ hưu trí ở Đức, Nhật Bản, Trung Quốc có thể thấy mặc dù phải đối diện trước các thách thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, tuy nhiên các đất nước này vẫn có có hệ thống ASXH được đánh giá cao. Qua đó, ta có thể so sánh đối chiếu và đúc kết được một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH bắt buộc ở Việt Nam như:
Thứ nhất, về kinh nghiệm điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp với đặc điểm về
cơ cấu dân số, kinh tế của đất nước. Nhật Bản và Đức là các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao, cơ cấu dân số già nên độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ cũng “muộn hơn” so với một số quốc gia khác trên thế giới. Việc tăng tuổi nghỉ hưu để nhằm tạo ra sự cân bằng của quỹ BHXH, khai thác nguồn lao động lành nghề sẵn có, bù đắp sự thiếu hụt nhân công trong một số ngành nghề. Việt Nam đang có nguy cơ đối diện với tác động tiêu cực của sự già hóa dân số do đó nếu không nhanh chóng tận dụng
nguồn nhân lực ở thời điểm hiện tại và có sự điều chỉnh thích hợp cho kế hoạch tương lai dài hạn, có thể sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, hao phí nguồn lực quốc gia.
Thứ hai, thời gian đóng BHXH bắt buộc cần có sự điều chỉnh thích hợp. Thời
gian được hưởng chế độ hưu trí ở một số nước được tính trên cơ sở khoảng thời gian đóng góp vào quỹ ASXH quốc gia, tùy theo độ dài của quá trình đóng góp mà xác định mức hưởng chế độ hưu trí cho toàn bộ thời gian nghỉ hưu, nhằm đảm bảo công bằng, phù hợp cho NLĐ, đảm bảo sự cân bằng giữa quá trình đóng góp và sự thụ hưởng.
Thứ ba, mở rộng đối tượng được hưởng chế độ hưu trí để đảm bảo mọi người
đều được hưởng sự bình đẳng, công bằng đối với các chính ASXH. Bên cạnh đó, càng nhiều đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tạo ra sự tăng trưởng của quỹ bảo hiểm và hệ thống ASXH quốc gia, đảm bảo sức mạnh chia sẻ.
Thứ tư, đưa ra dự đoán về mức hưởng lương hưu ở tương lai. Thông qua việc
quá trình đóng góp vào quỹ hưu trí, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH có thể đưa ra các thông báo thường niên về mức trợ cấp hưu trí NLĐ có thể nhận được trong tương lai, khuyến khích NLĐ tham gia chế độ hưu trí và đưa ra kế hoạch chuẩn bị dài hạn để đảm bảo cuộc sống khi về già.
Như vậy, một số nước trên thế giới cũng có những quy định khá tương đồng về chế độ hưu trí trong hệ thống pháp luật BHXH bắt buộc ở nước ta. Trên cơ sở các quy định này, các nhà nghiên cứu, nhà phân tích có thể so sánh, đối chiếu để đưa ra các bài học kinh nghiệm, kiến nghị về phương pháp áp dụng hiệu quả chế độ hưu trí nói riêng và hệ thống BHXH bắt buộc ở Việt Nam nói chung, từng bước củng cố kiện toàn hệ thống pháp luật, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế trong công cuộc phát triển và hội nhập sâu rộng.
Tiểu kết chương 1
Trong phạm vi Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, trình bày khái quát các vấn đề lý luận chung về pháp luật BHHT bắt buộc và chế độ hưu trí bắt buộc, đó là: khái niệm pháp luật BHHT bắt buộc, chế độ hưu trí bắt buộc và hệ thống quy định về đối tượng tham gia, chế độ hưởng, thủ tục hưởng chế độ hưu trí bắt buộc, quỹ BHHT theo pháp luật BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay.
Quy định điều chỉnh chế độ hưu trí bắt buộc được Nhà nước ban hành dựa trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật BHXH, tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng về đối tượng hướng đến bảo vệ mà chế độ hưu trí bắt buộc còn phải đảm bảo một số nguyên tắc đặc thù như: đảm bảo sự cân bằng xã hội, cơ cấu nhân lực và mức sống của NLĐ; có sự điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong một số ngành, nghề nhất định; thực hiện điều chỉnh hợp lý giữa lao động nam và lao động nữ.
Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu quy định pháp luật hưu trí ở các nước Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Luận văn đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH bắt buộc ở Việt Nam như: kinh nghiệm điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp với đặc điểm về cơ cấu dân số, kinh tế của đất nước; thời gian đóng BHXH bắt buộc cần có sự điều chỉnh thích hợp; mở rộng đối tượng được hưởng chế độ hưu trí để đảm bảo mọi người đều được hưởng sự bình đẳng, công bằng đối với các chính ASXH; đưa ra dự đoán về mức hưởng lương hưu ở tương lai. Đây là các kinh nghiệm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực thi chế định về hưu trí trong BHXH bắt buộc tại Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật BHHT bắt buộc và chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng chế độ hưu trí bắt buộc ở nước ta về cơ bản đã hoàn thiện và hình thành một hành lang pháp luật khá đầy đủ nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập của một người khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia vào quan hệ lao động, điều tiết thu nhập và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, đảm bảo mối liên hệ giữa sự đóng góp và mức hưởng thụ, chế độ này là một bộ phận quan trọng của hệ thống ASXH. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc về khoảng cách
tuổi tác và vị trí nghề nghiệp của các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí, các chính sách nhằm hạn chế tỷ lệ yêu cầu hưởng chế độ BHXH một lần chưa thực sự hiệu quả, nguy cơ mất cân bằng quỹ hưu trí,… đặt ra yêu cầu cần phải lắp đầy các khoảng trống của pháp luật nói chung và hệ thống quy định điều chỉnh chế độ hưu trí nói riêng, giúp cân bằng giữa các lực lượng lao động trong xã hội, bảo đảm ổn định hệ thống ASXH quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.
Chương 2