Đặc điểm tình hình kinh tế văn hóa xã hội của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hưu trí theo pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 46 - 50)

pháp giải quyết chế độ và chi trả đảm bảo an toàn đầy đủ đến đối tượng thụ hưởng, hạn chế tình trạng bội chi của quỹ, kiểm tra, giám sát 100% các đơn vị được UBND tỉnh giao. Bởi vậy, trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn nữa chế độ hưu trí nói chung và chính sách BHXH nói riêng, tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch và thực hiện các chỉ đạo về hoàn thiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao qua các năm, rà soát lại quy định quản lý thu – chi; tăng cường kỷ luật, nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, từng bước triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm thời gian, công sức, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục tham gia và hưởng các ưu đãi trong chế độ hưu trí, kịp thời báo cáo với tỉnh về tình hình phố hợp giữa ngành với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và thực hiện trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong thực hiện công tác chăm lo sức khỏe nhân dân, đảm bảo ASXH; thực hiện tham mưu với tỉnh xây dựng chính sách, từng bước gia tăng tỷ lệ bao phủ BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng trên địa bàn huyện Thái Thụy. Từ đó nâng cao ý thức thực thi công vụ của công chức, viên chức, NLĐ, NSDLĐ và củng cố niềm tin trong nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định được trụ cột của chế độ hưu trí trong hệ thống ASXH.

2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình

Thái Thụy là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, được thành lập bởi 2 huyện cũ là Thụy Anh và Thái Ninh (tên cũ là huyện Thanh Quan), có 1 thị trấn và 35 xã với tổng diện tích tự nhiên là 256,83km2, dân số trên toàn tỉnh khoảng 255.460 người với mật độ dân cư 1040 người/km2[52]. Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp các huyện Đông Hưng, Kiến Xương và Quỳnh Phụ; phía Bắc giáp với thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp sông Trà Lý; chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây – Đông đổ ra cửa Diêm Hộ chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.

Đây là địa phương có đầy đủ các điều kiện phát triển ngành nghề du lịch và kinh tế biển với 1.552,3 ha rừng ngập mặn tập trung tại các xã ven biển không chỉ có tác dụng lớn trong rừng phòng hộ đê biển, điều hòa khí hậu mà còn mang giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước. Ngoài ra, với lợi thế đường bờ biển dài 27km và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú, theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vừng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực,…

Bên cạnh đó, cụm công nghiệp Thái Dương, Khu công nghiệp Diêm Điền là các điểm công nghiệp quan trọng của huyện Thái Thụy. Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1) với quy mô 588,84ha với tổng vốn đầu tư 3.885 tỷ đồng mới được khởi công vào ngày 13/12/2020 dự kiến là một trọng điểm thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, tăng ngân sách tỉnh và tạo cơ hội việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tận dụng các lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế, trong suốt những năm qua, huyện ủy, HĐND và UBND huyện Thái Thụy luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 45,9 triệu đồng/năm, đến tháng 8/2019 tỷ lệ hộ nghèo là 1,36%, tỷ lệ lao động có việc làm đạt 98%. Trong Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ huyện Thái Thụy đã đặt mục tiêu cơ cấu kinh tế đến năm 2025 chuyển dịch mạnh mẽ với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và thương mại – dịch vụ chiếm trên 91% [41].

Ngoài ra, Thái Thụy là nơi sở hữu nhiều địa điểm du lịch nghỉ mát như bãi biển Cồn Đen, rừng ngập mặn ven biển xã Thái Thượng – Thái Đô trong phạm vi khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng với rất nhiều loài chim quý hiếm như sếu đầu đỏ, cò,… và các loại thủy hải sản quý như ngao, tôm sú, cua,… Đây cũng là địa phương có rất nhiều khu du lịch văn hóa với nhiều nét đẹp về truyền thống, đạo đức, lịch sử có nhiều chiến công trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ nổi tiếng của

tỉnh Thái Bình như lễ hội chùa Bảo Linh, Đền Hệ, Đền Hét,… Đình Từ và Đình Đông xã Thái Xuyên là những nơi thờ các vị anh hùng của dân tộc như Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, là căn cứ cách mạng thời chống Pháp.

Không chỉ được thiên nhiên ưu ái, có nhiều tiềm năng về du lịch biển và đánh bắt thủy hải sản, Thái Thụy còn là nơi có cảng biển sâu tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng của ngành nghề kinh tế, vậy nên, nhu cầu về lao động và ổn định trật tự xã hội, an sinh cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy các chính sách BHXH bắt buộc luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn thể người dân trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, việc phát huy vai trò của chế độ hưu trí bắt buộc là hết sức cần thiết, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với người dân sau một quá trình lao động lâu dài miệt mài, khuyến khích NLĐ hưởng ứng các chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

2.1.3. Đặc điểm quan hệ lao động ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Thái Thụy có 36 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm một thị trấn và 35 xã. Theo quyết định số 09/2020/QĐ –UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 27 tháng 5 năm 2020 về bố trí số lượng cán bộ, công chức xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thái bình thì bố trí số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn loại 1 tối đa không quá 22 người; loại 2 không quá 21 người; loại 3 không quá 18 người. Về ngành giáo dục và đào tạo, theo số liệu thống kê tính đến tháng 5 năm 2020 ngành giáo dục và đào tạo huyện Thái Thụy có 104 trường bao gồm Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học và trung học cơ sở với tổng số lượng giáo viên là 3.212 người, đây là những lực lượng trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp tham gia bắt buộc vào BHXH huyện.

Bên cạnh đó với nhiều làng nghề truyền thống phát triển hoạt động sản xuất hiệu quả như làng nghề làm hương Lai Triều (xã Thụy Dương), làng rèn An Tiêm (xã Thụy Dân), làng nghề mộc An Định (xã Thụy Văn), làng nghề chế biến thủy sản Quang Lang (xã Thụy Hải), các cơ sở đóng thuyền gỗ Tân Sơn (Diêm Điền), Bạch Đằng (Thái Thượng),… trong đó doanh nghiệp nổi bật duy trì sản xuất ổn định có thể kể đến là cơ sở mây tre đan Thanh Bình (xã Thái Xuyên). Thái Thụy là địa

phương có các làng nghề hoạt động đa dạng, phổ biến, mang lại nguồn thu nhập chính cho lao động ở địa phương. Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh có 3568 cơ sở, trong đó đã có GCN ĐKKD là 559, chưa có GCNĐKKD 2079, đã đăng ký nhưng chưa được cấp GCNĐKKD 26, không phải đăng ký kinh doanh 904. Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Bình, đa phần các cơ sở kinh doanh đều ái ngại việc thành lập doanh nghiệp, phải nộp thuế cao hơn, phải báo cáo tài chính và thuế với cơ quan thuế, ngại giải trình với cơ quan chức năng và thực hiện thủ tục đăng ký, ngoài ra đa phần các cơ sở này không muốn đăng ký thay đổi loại hình kinh doanh nên dẫn đến các khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương [37].

Cũng theo “Thực trạng làng nghề ở tỉnh Thái Bình năm 2017” của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, tính đến tháng 01/2017, các làng nghề ở Thái Thụy có tổng số 5693 lao động, trong đó số lượng chưa qua đào tạo: 2635 người, đào tạo dưới 3 tháng: 643 người, sơ cấp: 274 người, trung cấp: 240 người, cao đẳng: 83 người, đại học trở lên: 46 người, trình độ khác: 2042 người; số lượng lao động thuê ngoài là 1007, lao động không phải trả công là 4604; phân loại lao động theo độ tuổi thì số lượng lao động ở độ tuổi từ 16 - 30 tuổi là 399, từ 31 – 45 tuổi là 2109, từ 46 – 55 tuổi là 1702, từ 56 – 60 tuổi là 750, trên 60 tuổi là 733. Qua đó, phản ánh thực trạng trong tổng số lao động ở Thái Thụy có số ít là lao động thuê ngoài, còn lại chủ yếu là lao động của các hộ gia đình tự làm, tuy nhiên đây đều là các lao động chưa qua đào tạo và có trình độ chưa cao vì vậy nhận thức của NLĐ, NSDLĐ đối với các chính sách pháp luật, đặc biệt là BHXH chưa cao.

Nhìn một cách tổng quan, Thái Bình hiện có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó chủ yếu lao động là ở nông thôn, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, vì vậy nhu cầu giải quyết việc làm cho NLĐ là vô cùng cấp thiết. Cho nên, với lợi thế là một trong 2 địa phương nằm trong khu kinh tế Thái Bình, nguồn lực lao động ở huyện Thái Thụy cần được chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề và đảm bảo các chính sách phúc lợi để khuyến khích NLĐ tích cực tham gia sản xuất, tạo ra nhiều hơn các giá trị vật chất đóng góp vào quá trình phát triển của địa phương và công cuộc xây dựng đổi mới của đất nước.

Tính đến năm 2018, toàn huyện Thái Thụy có 450 doanh nghiệp, 17.363 cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 42.015 lao động. Trong đó, ngành công nghiệp có 68 doanh nghiệp, 5.320 cơ sở sản xuất công nghiệp với 15.446 lao động, tập trung ở các xã Thụy Tân, Thụy Hải, Thụy Dân, Thái Xuyên, Diêm Điền,… Theo đó, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của huyện tăng trưởng khá tốt, điển hình với một số doanh nghiệp nổi bật như công ty TNHH Chế biến thủy sản Thụy Hải (cụm công nghiệp Thụy Tân) chuyên chế biến bột cá, công ty TNHH Thực phẩm Rich baety Việt Nam chuyên chế biến tôm cá xuất khẩu (cụm công nghiệp Thụy Hải) [38].

Hằng năm, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho NLĐ. Điển hình trong công cuộc giải quyết nhu cầu việc làm cho NLĐ cũng như tạo đòn bẩy tăng trưởng đột phá cho ngành công nghiệp Thái Thụy, nhà máy sản xuất Amonitrat (cụm công nghiệp Thái Thọ) đi vào hoạt động từ năm 2015 với công suất thiết kế 200.000 tấn/năm, nhà máy đi vào sản xuất đã tạo việc làm cho gần 300 lao động. Nhà máy sản xuất Amonitrat là 1 trong 2 dự án trọng điểm đang tạo bước đột phá cho phát triển công nghiệp của huyện Thái Thụy.

Mặc dù các khó khăn, thách thức trước mắt còn nhiều song phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, lao động cần cù, sáng tạo và sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quyết tâm vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu trước mắt, xây dựng Thái Thụy ngày càng giàu mạnh, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần xây dựng phát huy sự tăng trưởng bền vững của hệ thống ASXH quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hưu trí theo pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 46 - 50)