Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hưu trí theo pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 60 - 65)

Thứ nhất, sự thay đổi của pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu đã ảnh hưởng đến

hành ngày 20/11/2019, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2021 đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với cả lao động nam và lao động nữ, trong khi đó điều kiện về số năm tham gia BHXH bắt buộc để được hưởng chế độ hưu trí vẫn được giữ ở mức 20 năm, đây là một khoảng thời gian tương đối dài đối với NLĐ có thể đáp ứng đủ để được hưởng chế hưu trí, do đó đã tạo tâm lý chán nản, sự thiếu kiên trì trong việc chờ đợi để có quá trình đóng góp dài hạn vào quỹ BHXH, vì vậy số lượng NLĐ yêu cầu được hưởng chế độ BHXH một lần ngày càng tăng bởi tâm lý muốn giải quyết những khó khăn trước mắt của người dân, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của quỹ hưu trí.

Thứ hai, nhận thức của NLĐ. NSDLĐ về các chính sách BHXH chưa cao.

Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bao phủ của chính sách BHXH bắt buộc còn thấp, ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến, triển khai các chính sách của Nhà nước về ASXH. Nhiều cá nhân, tổ chức chưa thực sự hiểu về những lợi ích khi tham gia chế độ hưu trí bắt buộc, do đó họ không hào hứng đối với các quy định pháp luật, không chủ động tham gia các chính sách ASXH được ban hành dẫn đến tình trạng tỷ lệ đối tượng tham gia chế độ hưu trí chưa được cao trong tổng số lao động trên toàn huyện. Đồng thời, ý thức chấp hành pháp luật của NSDLĐ chưa cao, một số chủ sử dụng lao động còn lợi dụng số tiền đóng BHXH bắt buộc để đầu tư, kinh doanh dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng BHXH kéo dài, không tuân thủ quy định của pháp luật.

Thứ ba, ảnh hưởng bởi đặc điểm kinh tế, cơ cấu lao động ở địa phương. Thái

Thụy là địa phương có nhiều làng nghề hoạt động dưới hình thức cơ sở sản xuất, tuy nhiên đa phần hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ với các lao động có trình độ chưa cao, hoạt động không ổn định, không đúng địa điểm đăng ký hoặc không thuê mướn lao động nên cơ quan nhà nước ở địa phương khó kiểm soát các cơ sở kinh doanh và các lao động này.

Thứ tư, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ chưa cao, thiếu sự phối hợp

giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác quản lý, giám sát, thực hiện chế độ BHXH chưa hiệu quả. Số lượng đối tượng tham gia và hưởng các chế độ theo pháp luật BHXH bắt buộc qua các năm đều có sự thay đổi, thời gian hưởng chế độ hưu trí

bắt buộc phụ thuộc vào tuổi đời của người được hưởng, tuy nhiên khi các đối tượng này chết nhưng thân nhân lại chậm trễ khai báo với cơ quan BHXH để tiếp tục trục lợi bảo hiểm, trong khi đó việc quản lý các đối tượng này ở các địa phương còn có sự tham gia phối hợp của UBND xã, phường, thị trấn nơi họ sinh sống lại không hề thông báo với cơ quan BHXH. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ BHXH chỉ có số ít người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực BHXH, ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ năng tin học, văn phòng chưa cao khi xử lý các hồ sơ yêu cầu được hưởng chế độ hưu trí nên chậm trễ trong công tác xét duyệt và chi trả cho đối tượng.

Tiểu kết chương 2

Thái Thụy là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, phát triển chính là ngành nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung ở nhiều làng nghề truyền thống phát triển với hình thức hộ gia đình, hoạt động sản xuất hiệu quả, tuy nhiên lực lượng lao động ở địa phương này chủ yếu là những lao động chưa qua đào tạo và trong độ tuổi từ 31 – 55 tuổi, có số ít là lao động thuê ngoài, còn lại chủ yếu là lao động của các hộ gia đình tự làm. Bên cạnh đó, cụm công nghiệp Thái Dương, khu công nghiệp Diêm Điền với nhiều doanh nghiệp tiềm năng, giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần ổn định trật tự xã hội trên phạm vi toàn huyện.

Cùng với nhiều địa phương khác trên cả nước, phối hợp triển khai đồng bộ các chính sách, chỉ đạo về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH, việc thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc tại huyện Thái Thụy đã đạt được nhiều thuận lợi do sự chỉ đạo của tỉnh Thái Bình, sự thành lập và hoạt động hiệu quả của cơ quan BHXH, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác tổ chức thực hiện chế độ hưu trí, tinh thần chấp hành pháp luật của người dân địa phương,… Chính vì vậy, thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc tại huyện Thái Thụy đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như duy trì ổn định sự tăng trưởng về số lượng người tham gia, số thu vào quỹ hưu trí, đối tượng được hưởng và nâng cao hiệu quả công tác chi trả chế độ hưu trí, hoạt động của quỹ hưu trí.

Mặc dù vậy, việc thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình còn có một số hạn chế về: phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; việc triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến, vận động tham gia BHXH tại địa phương gặp nhiều khó khăn; tình trạng nợ tiền BHXH của nhiều cá nhân, tổ chức chưa được khắc phục; công tác chi trả chế độ hưu trí gặp nhiều khó khăn, chưa đúng đối tượng, còn nhiều thiếu sót gây thất thoát quỹ BHXH; số lượng người yêu cầu hưởng chế độ BHXH một lần tăng đều qua các năm; việc nghỉ hưu trước tuổi đã lãng phí một nguồn lao động tiềm năng; mức hưởng lương hưu của người từng là nữ cán bộ, nữ công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Thái Thụy còn thấp.

Nguyên nhân của các hạn chế đó chủ yếu là do ảnh hưởng bởi đặc điểm kinh tế, cơ cấu lao động ở địa phương; nhận thức của NLĐ, NSDLĐ về các chính sách BHXH chưa cao; sự thay đổi của pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác triển khai chế độ hưu trí bắt buộc; năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ chưa cao; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác quản lý, giám sát, thực hiện chế độ BHXH đã dẫn đến hiệu quả thực thi pháp luật về chế độ hưu trí bắt buộc chưa cao. Chính vì vậy, đặt ra các yêu cầu về định hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật BHXH bắt buộc nói chung và chế độ hưu trí nói riêng, góp phần phát triển bền vững hệ thống ASXH quốc gia.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hưu trí theo pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 60 - 65)