Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hưu trí từ kinh nghiệm của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hưu trí theo pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 73 - 81)

của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế còn tồn đọng được đề cập ở chương 2, để đảm bảo triển khai các định hướng hoàn thiện pháp luật, tác giả xin

đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hưu trí qua thực tiễn thực thi tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình như sau:

Thứ nhất, tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức

của người dân.

Qua thực tiễn áp dụng chế độ hưu trí bắt buộc tại huyện Thại Thụy, tỉnh Thái Bình, có thể thấy số lượng người tham gia BHXH bắt buộc còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động ở địa phương. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các chính sách pháp luật cũng được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh của từng thời kỳ, cho nên công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH cùng phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện để phổ biến cho người dân về nội dung các chính sách được ban hành, đưa pháp luật BHXH đi sâu vào nhận thức trong đời sống của người lao động.

Chế độ hưu trí bắt buộc là một chế độ phức tạp với nhiều nhóm đối tượng áp dụng với mức hưởng khác nhau, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác nhau, nếu không tìm hiểu rõ rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng pháp luật. Với đặc trưng lao động ở huyện Thái Thụy là bộ phận lao động ở nông thôn mang nhiều tiềm năng, do đó trong quá trình truyền tải thông tin tuyên truyền cần được thực hiện một cách gần gũi, thân tình nhưng phải đảm bảo đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng có nội dung trọng tâm và phù hợp với nhóm đối tượng cần phổ biến, để NLĐ có thể hiểu được những lợi ích khi tham gia BHHT.

Bên cạnh đó, các cơ quan BHXH cần tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các hội thảo phổ biến quy định và khảo sát ý kiến của người dân, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức thi viết các câu chuyện về hưu trí, các chương trình vận động qua đài phát thanh, đài truyền hình, phát tờ rơi, dán khẩu hiệu tại các nơi công cộng,… để dàng thu hút sự chú ý của NLĐ. Thường xuyên kết hợp cùng các tổ chức xã hội và chính quyền thôn, xã đến tận nhà thăm hỏi, vận động các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong quá trình chăm lo, cải thiện đời sống của người dân.

Tuyên truyền, vận động là các hoạt động quan trọng, mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc. Thông qua quá trình truyền tải

thông tin một cách trực tiếp, nâng cao nhận thức của NLĐ, giúp họ có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết tự bảo vệ được các quyền lợi chính đáng theo quy định pháp luật, tích cực hưởng ứng chế độ hưu trí bắt buộc, mở rộng các đối tượng tham gia BHXH, góp phần tạo ra tăng trưởng ổn định cho quỹ BHXH.

Thứ hai, tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các cấp, ban, ngành có liên

quan để thực hiện tốt công tác chi trả lương hưu và quản lý các đối tượng được hưởng.

Công tác chi trả lương hưu cho các đối tượng được hưởng trên địa bàn huyện Thái Thụy được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như lĩnh trực tiếp, nhận lương qua ATM, nhận qua bưu điện. Đây cũng là mô hình chi trả lương hưu quen thuộc ở nhiều địa phương khác trên cả nước, nên rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức BHXH, các trụ sở bưu điện và ngân hàng liên kết để thực hiện công tác chi trả lương hưu một cách nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng. Ngoài ra, trong những năm gần đây tình trạng giải quyết chế độ hưu trí chưa đúng đối tượng, công tác thu hồi số tiền đã chi trả gặp nhiều khó khăn, gây thất thoát quỹ BHXH diễn ra ngày càng phổ biến. Trên thực tế, hoạt động chi trả cơ bản được thực hiện dựa trên tình trạng hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ hưu trí ban đầu, tuy nhiên quá trình hưởng lương hưu đôi khi xảy ra các biến động làm gián đoạn sự thụ hưởng. Vì vậy, để đảm bảo tính trung thực, chính xác, chi trả đúng đối tượng, đúng pháp luật, các yêu cầu kết nối giữa bộ phận quản lý các đối tượng tại nơi cư trú và cơ quan thực hiện công tác chi trả để cập nhật lại điều kiện được hưởng và rà soát các trường hợp tạm ngừng hoặc không được tiếp tục hưởng lương hưu, đảm bảo thu đúng, chi trả kịp thời và an toàn cho các đối tượng là thực sự cần thiết. Sự tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các cấp, phòng, ban, ngành có liên quan còn góp phần tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và cơ quan BHXH, thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm nhận, khắc phục sai sót, tâm lý ỷ lại, chủ quan của người được giao nhiệm vụ.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách

Với vai trò cần thiết và tính chất phức tạp của chế độ hưu trí, công tác thanh tra, kiểm tra cần được tổ chức một cách thường xuyên, đúng trình tự, có sự phối hợp giữa cán bộ thanh tra BHXH, UBND các cấp và các phòng, ban liên quan để các bên cùng nhau trao đổi, xây dựng kế hoạch thực hiện, tìm hiểu rõ tình hình về đối tượng được thanh tra, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Các quy định về chế độ hưu trí bắt buộc yêu cầu các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu xảy ra vi phạm sẽ được cá nhân, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử lý thích hợp. Thông qua các công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý, tiến hành đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật tại địa phương, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các sai phạm để khắc phục, phòng ngừa các hậu quả có thể xảy ra, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật tất cả mọi người, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng các doanh nghiệp nợ, chậm đóng tiền BHXH, góp phần ổn định và cân đối tài chính của quỹ BHXH. Bên cạnh đó, biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ các bộ, tiết kiệm chi phí đào tạo nhân lực cho các cơ quan nhà nước.

Thứ tư, xây dựng các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ lao động và quy

mô hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương.

Thái Thụy là địa phương có nhiều làng nghề hoạt động dưới hình thức các cơ sở sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ với các lao động có trình độ chưa cao, hoạt động không ổn định, không đúng địa điểm đăng ký hoặc không ký kết hợp đồng lao động nên chính quyền địa phương khó kiểm soát các cơ sở kinh doanh và những lao động này. Ngoài ra, đây là hoạt động tạo ra việc làm và thu nhập chính cho người dân ở huyện Thái Thụy nhưng lại không cần sử dụng lao động được qua đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, quan hệ lao động này thường mang tính mùa vụ, thất thường, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và tuyên truyền. Từ kinh nghiệm áp dụng chế độ hưu trí bắt buộc tại địa bàn huyện Thái Thụy, có thể thấy rằng, thông qua việc xây dựng các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ lao động, các kiến thức về chuyên môn và pháp luật được lồng ghép, phổ biến đến NLĐ là một trong các giải pháp hữu hiệu góp phần tạo ra một lao động không chỉ giỏi về kỹ năng nghề

nghiệp mà còn được trang bị đầy đủ các kiến thức pháp luật, xã hội để có thể tự bảo vệ mình trong quá trình lao động.

Đồng thời, sự thay đổi về quy mô hoạt động đặt ra các yêu cầu về khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế, các cơ sở sản xuất kinh doanh này phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động rõ ràng. Qua các thông tin khai báo, cơ quan BHXH có thể truy xuất được thông tin của các cơ sở này, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra hiệu quả thực hiện chính sách BHXH. Do đó, các chính sách khuyến khích thay đổi quy mô hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh truyền thống có thể khắc phục được một số hạn chế thực thi pháp luật, thúc đẩy quá trình thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc trên quy mô quản lý.

Thứ năm, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ

được giao nhiệm vụ thực thi chế độ hưu trí bắt buộc là bộ phận nòng cốt, giữ vai trò trung tâm giữa mối quan hệ NLĐ và Nhà nước trong các chính sách BHHT bắt buộc nói riêng và hệ thống ASXH nói chung, tác động trực tiếp đến hiệu quả áp dụng pháp luật. Hiện nay, số lượng đối tượng tham gia BHXH và số người hưởng chế độ hưu trí ngày càng tăng, đòi hỏi cán bộ giải quyết phải đủ trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết kịp thời những hồ sơ yêu cầu, linh động trong công tác xử lý, chịu được áp lực và đảm bảo năng suất làm việc. Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động của cơ quan BHXH có thể được thực hiện qua các buổi học nghiệp vụ, bồi dưỡng, tập huấn, hội thi,… Qua đó khuyến khích tinh thần học hỏi, rèn luyện tiến bộ để có đủ chuyên môn theo yêu cầu công việc, yêu cầu về kỹ năng tin học và ngoại ngữ để hoàn thành tốt công việc được giao, tiếp thu, học hỏi quy định về chế độ hưu trí của các nước trên thế giới đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế cùng với những tiến bộ nổi trội về pháp lý, về công nghệ thông tin ở các nước.

Thứ sáu, thường xuyên cập nhật phần mềm, khắc phục lỗi, tốc độ xử lý mạng điện tử và phần mềm nghiệp vụ chất lượng để giảm thời gian chờ thao tác nghiệp vụ do lỗi phần mềm hệ thống và mạng internet nâng cao hiệu suất làm việc, giảm giờ công và thời gian chờ đợi của người tham gia. Đồng thời, đẩy mạnh công

tác thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ hưu trí. Thông qua những tiến bộ của công nghệ thông tin, tích cực phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH.

Tiểu kết chương 3

Từ kinh nghiệm thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nội dung Chương 3 Luận văn đã đề xuất một số định hướng góp phần hoàn thiện chế độ hưu trí, đó là: khắc phục những bất cập của pháp luật BHHT bắt buộc hiện hành; đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện; xây dựng chế độ hưu trí bắt buộc phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế hội nhập; đảm bảo sự phát triển bền vững của quỹ BHXH. Để thực hiện được các định hướng này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí bắt buộc, trong đó nhấn mạnh xây dựng phương án chia sẻ giữa những người đang hưởng chế độ hưu trí bắt buộc, đồng thời đưa ra đề xuất quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương thực hiện quản lý các đối tượng được hưởng và thực hiện các chính sách rà soát, cơ chế kiểm soát thu nhập để mở rộng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Luận văn đã xây dựng các giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ; xây dựng các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ lao động và quy mô hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách BHXH bắt buộc; tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các cấp, phòng, ban, ngành để thực hiện tốt công tác chi trả lương hưu và quản lý các đối tượng được hưởng; tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của người dân. Đây đều là các giải pháp không chỉ phù hợp với quá trình thực hiện chế độ hưu trí tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình mà còn đáp ứng được các yêu cầu chung của xã hội và phù hợp trên phạm vi cả nước.

KẾT LUẬN

Hưu trí bắt buộc là một chế độ quan trọng của hệ thống ASXH, do đó hầu hết các quốc gia trên thế giới trong các hoạt động xây dựng phát triển kinh tế xã hội và quy định chính sách BHXH bắt buộc đều phải có BHHT.

Để nghiên cứu về chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH bắt buộc, cũng như sự thay đổi của các chính sách pháp luật về lao động, Chương 1 của Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm pháp luật BHHT bắt buộc, nguyên tắc của chế độ hưu trí bắt buộc, đặc biệt làm rõ nội dung các quy định chế độ hưu trí theo quy định pháp luật BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã tham khảo kinh nghiệm của các nước Đức, Nhật, Trung Quốc, đây đều là các quốc gia phát triển và đối diện với tình trạng dân số già, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho quá trình xây dựng chế độ hưu trí ở Việt Nam không chỉ đáp ứng với hoàn cảnh trong nước mà còn phải phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế.

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc tại huyện Thái Thụy, Chương 2 đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ hưu trí bắt buộc tại địa phương này để làm rõ những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục cũng là một trong các nội dung cần chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHXH tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Có thể thấy rằng, thực hiện BHHT bắt buộc không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, tổ chức nào mà cần có sự phối hợp của tổng thể các thành viên trong xã hội, qua đó góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tạo ra động lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Từ kinh nghiệm của huyện Thái Thụy, nhằm tạo ra một khung pháp lý kiện toàn điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia chế độ hưu trí bắt buộc, trong Chương 3, Luận văn đã đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hưu trí ở địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hưu trí theo pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 73 - 81)