Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 34)

cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Đào tạo cán bộ, công chức quyết định sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị nói riêng và đất nước nói chung, công tác đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cần tiến hành thường xuyên, trận trọng, khoa học và hiệu quả, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

1.3.1. Nguyên tắc đào tạo cán bộ, công chức

Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01-9-2017 của Chính phủ về đào tạo cán bộ, công chức gồm: Đào tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp, chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Thực hiện phân công, phân cấp trong đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả [12].

Như vậy, nguyên tắc đào tạo cán bộ, công chức người DTTS là phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh và phù hợp với kế hoạch đào tạo của địa phương, đơn vị và đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác đào tạo.

1.3.2. Đối tượng cán bộ, công chức đào tạo

Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP gồm: Cán bộ trong các cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) [12].

Theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương về đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viên Trung tâm và Học viện các khu vực đối với cấp Tỉnh: Tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên.

Đối tượng được đào tạo Trung cấp LLCT: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác.

Như vậy, theo quy định trên đối tượng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ là cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp xã; đối tượng đào tạo LLCT là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và dự nguồn các chức danh trong quy hoạch.

1.3.3. Điều kiện đào tạo cán bộ, công chức

Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP gồm: Về điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học: “Là cán bộ, công chức cấp xã là người DTTS hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và

phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo… Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức: Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm” [12].

Theo Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND tỉnh, ngày 13-12-2014 của HĐND Tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học: “Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo tại các cơ sở trong nước để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho vị trí đang đảm nhiệm hoặc đã quy hoạch; khi đi học phải là đại học chính quy và chuyên ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó và có tuổi đời không quá 40 tuổi; riêng đối với thạc sĩ phải có kết quả bảo vệ đạt loại giỏi, xuất sắc”[ 22].

Như vậy, về điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học phải là cán bộ, công chức cấp xã người DTTS hoặc cán bộ, công chức công tác tại các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Đối với đối tượng đào tạo sau đại học quy định về độ tuổi và chuyên ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó.

1.3.4. Hình thức, nội dung đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Về hình thức đào tạo nói chung và đào tạo LLCT nói riêng được quy định tại Quy chế đào tạo Cao cấp LLCT ban hành kèm theo Quyết định số 3842/QĐ- HVQG, ngày 17-9-2015 của Giám đốc Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, theo đó hình thức đào tạo học tập trung liên tục 8 tháng, học không liên

tục 18 tháng, hoàn chỉnh kiến thức: Học không liên tục tối đa 05 tháng (hình thức này không áp dụng đối với các Học viện trực thuộc).

Theo quy định của Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25-01-2016 của Thủ tướng Chính phủ về đề án đào tạo cán bộ, công chức giai đoạn 2016- 2025: “Đào đạo trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp, các chức danh công chức và cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của các vùng miền; đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong trường hợp cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại mà không thể bố trí được công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo trước đó; đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị” [27].

Như vậy, theo quy định trên cho thấy đào đạo trình độ trung cấp, cao cấp LLCT cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ, công chức cấp xã với hình thức đào tạo tập trung và không tập trung; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 34)