dân tộc thiểu số
1.4.1. Chính sách đào tạo
Chính sách đào tạo đối với cán bộ, công chức DTTS là định hướng, là yếu tố quan trọng đối với công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác đào tạo. Mặt khác, chính sách là phương tiện để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ, công chức DTTS. Dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước quy định về công tác đào tạo để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng đơn vị về số lượng và cơ cấu. Đồng thời, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả của đào tạo đối với cán bộ, công chức.
1.4.2.Nguồn tuyển dụng đầu vào của cán bộ, công chức
Nguồn tuyển dụng đầu vào là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức DTTS. Cơ quan, đơn vị tuyển dụng được những người học đúng chuyên môn đã được đào tạo, giúp cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức DTTS được dễ dàng và hiệu quả hơn; việc đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cũng đúng, sát với thực tế hơn.
Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS được tuyển dụng hoặc được luân chuyển có chuyên môn không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm sẽ là một khó khăn, bất lợi cho tổ chức, vì phải tiến hành đào tạo lại gây lãng phí nguồn lực Nhà nước. Đồng thời, nguồn tuyển dụng đầu vào còn phụ thuộc quy định của Đảng, Nhà nước như theo Hướng dẫn số 37-HD/BTCTW, ngày 04-8- 2015 của Ban Tổ chức Trung ương quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển: Đối với vị trí việc làm là công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu trong các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng từ Trung ương đến cấp huyện, người đăng ký dự tuyển phải là đảng viên và không vi phạm các tiêu chuẩn chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ. Trên thực tế, với điều kiện trên thì rất khó tuyển dụng được công chức vào làm việc tại các cơ quan của Đảng từ Trung ương đến cấp huyện.
Như vậy, nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức DTTS sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Làm ảnh hưởng lớn đến nội dung chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, số lượng cần phải đào tạo và nguồn kinh phí đào tạo.
1.4.3. Các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho cán bộ, công chức DTTS. Các cơ sở đào tạo phải bảo đảm các tiêu chuẩn của một trường đào tạo cán bộ, công chức hiện đại, có khuôn viên rộng rãi, hội trường, các phòng học, ký túc xá, khu thể thao; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và đảm bảo chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về tiêu chuẩn, số lượng và có năng lực giảng dạy; đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chuyên nghiệp.
1.4.4.Nội dung và chương trình đào tạo
Nội dung đào tạo cán bộ, công chức DTTS được xác định dựa trên cơ sở của mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức DTTS là yếu tố quan trọng của công tác đào tạo. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản định hướng nội dung đào tạo cán bộ, công chức bao gồm: Khung chương trình đào tạo cao cấp, trung cấp LLCT; các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước... Những văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về hệ thống chính trị, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, những nội dung kiến thức cán bộ, công chức phải biết. Hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn ngạch công chức, quy định về văn bằng, chứng chỉ mà mỗi ngạch công chức phải có và mỗi công chức phải được đào tạo. Hiện nay, nội dung đào tạo đối với cán
bộ, công chức bao gồm: Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo về
LLCT; đào tạo về ngoại ngữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có lập trường tư tưởng vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất và năng lực công tác để làm việc trong môn trường quốc tế.
1.4.5.Hội nhập và toàn cầu hóa
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và ngày càng sâu rộng, điều đó đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức người DTTS phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kiến thức về hội nhập quốc tế để đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị và yêu cầu của từng vị trí việc làm. Do đó công tác đào tạo cán bộ, công chức đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với hệ thống chính trị nói chung và cán bộ, công chức DTTS nói riêng phải thường xuyên cập nhật và tiếp cận kế hoạch đào tạo phát triển cán bộ, công chức của các nước phát triển, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là rất cần thiết. Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS trưởng thành, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu hoạch định và xây dựng chính sách phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân [44].
Tiểu kết Chương 1
Các nội dung nêu tại Chương 1 đã luận giải một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức; cán bộ, công chức là người DTTS; khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS; khái niệm và sự cần thiết của đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS.
Công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS với nhiều nội dung, đặc điểm cần tập trung phân tích, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền hành chính hiện đại và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay công tác đào tạo cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức là người DTTS nói riêng luôn được thường xuyên quan tâm. Mặt khác, kịp thời hoàn chính, bổ sung những nội dung còn hạn chế giúp công tác đào tạo đạt hiệu quả. Để làm rõ hơn các vấn đề lý luận, pháp lý này cần phải xuất phát từ thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK