Thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiếu số trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 62)

địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Đào tạo là một khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Để triển khai thực Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk, UBND Tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND, ngày 28-10-2016 của UBND Tỉnh, theo đó mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên

nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt hệ thống thể chế, chính sách khuyến khích về hoạt động đào tạo cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; khuyến khích cán bộ, công chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Tổ chức đào tạo chuyên môn, LLCT góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Trong giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đào tạo 300 thạc sĩ và 20 tiến sĩ; các cơ quan, đơn vị căn cứ vào từng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức để quy hoạch, đào tạo sau đại học (ở trong nước hoặc nước ngoài) phù hợp với từng vị trí việc làm.

Đối với cán bộ, công chức ở cấp tỉnh, cấp huyện: Tập trung đào tạo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ LLCT, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Đến năm 2020, cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm [40].

Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới và căn cứ vào Quyết định số 3223/QĐ-UBND, ngày 28-10-2016, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ, Trường Chính trị Tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy liên kết với Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viên Chính trị Khu vực III và các trường, học viện mở các lớp đào tào về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về LLCT cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của Tỉnh kết quả như sau.

Triển khai đào tạo theo Quyết định số 402 của Thủ tường Chính phủ, từ năm 2017 đến năm 2019 Trường Chính trị Tỉnh đã mở các lớp đào tạo cán bộ,

công chức người DTTS: Trung cấp LLCT và LLCT-HC cho 395 người; liên kết với các cơ sở đào tạo mở các lớp cao cấp LLCT không tâp trung cho 103 người. Ngoài ra, Sở Nội vụ Tỉnh đã phối hợp với các trường mở 01 lớp Trung cấp Sư phạm Mầm non cho 28 học viên; 01 lớp tạo nguồn cán bộ cho 59 sinh viên người DTTS tại chỗ; 01 lớp Đại học Kinh tế Nông lâm với 39 sinh viên người DTTS; tổ chức học sinh DTTS đi học cử tuyển tại các trường [39].

Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 đã đào tạo Trung cấp LLCT và Trung cấp lý luận chính trị-hành chính cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cán bộ dự nguồn với số lượng 4.870 người, trong đó cán bộ, công chức DTTS 672 người, chiếm 14%; Cao cấp LLCT tập trung và không tập trung với số lượng 901 người, trong đó cán bộ, công chức DTTS 94 người, chiếm 10,43%; Đại học chuyên ngành (Luật, Kinh tế, Hành chính, Xây dựng Đảng-Chính quyền Nhà nước...) với 1.310 người, trong đó cán bộ, công chức DTTS 295 người, chiếm 22,52%; thạc sỹ với 43 người, trong đó cán bộ, công chức DTTS 07, chiếm 16,28% [35].

Đối với năm 2016, cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được cử đi đào tạo chuyên môn trình độ tiến sỹ 02, thạc sĩ 05 người; đào tạo trình độ đại học 119 người. Đào tạo trình độ Trung cấp LLCT đối với 725 người (DTTS 139 người, chiếm 10,7%), trong đó cán bộ, công chức cấp tỉnh 12, cấp huyện 317 người, cấp xã 396 người; đào tạo trình độ cử nhân, cao cấp LLCT đối với 228 người (DTTS 18 người, chiếm 7,4%), trong đó cán bộ, công chức cấp tỉnh 133, cấp huyện 89, cấp xã 06 người. Năm 2018, cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được cử đi đào tạo chuyên môn trình độ tiến sĩ 02 người; cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện đào tạo trình độ thạc sĩ 07 người (DTTS 02 người, chiếm 28,57%), trong đó cấp tỉnh 03, cấp huyện 04 người. Đào tạo trình độ Trung cấp LLCT đối với 1.540 người (DTTS người 145, chiếm 9,41%), trong đó cấp tỉnh 214, cấp huyện 715, cấp xã 680 người; trình độ cử nhân, cao cấp LLCT đối với 157 người (DTTS 11

người, chiếm 07%), trong đó cán bộ, công chức cấp tỉnh 51, cấp huyện 103, cấp xã 03 người [9].

Từ số liệu phân tích trên cho thấy, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, các ngành, các cấp của Tỉnh quan tâm triển khai thực hiện công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, LLCT cho đội ngũ cán bộ, công chức từ Tỉnh đến cơ sở, trong đó có cán bộ, công chức người DTTS chiếm trên 15% số cán bộ, công chức được đào tạo. Số lượng cán bộ, công chức người DTTS được đào tạo ngày càng tăng qua các năm. Đào tạo trình độ cử nhân, cao cấp LLCT phần lớn là cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện; trình độ trung cấp LLCT chủ yếu là cấp huyện, xã.

Năm 2016 và năm 2018 số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, LLCT nhiều hơn so với các năm trước, là do sau đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 một số cán bộ, công chức được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn, quy hoạch chưa đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện về chức danh cán bộ theo quy định của Trung ương, của Tỉnh nên được cử đi đào tạo để đảm bảo đủ tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức theo quy định về vị trí việc làm, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao và xây dựng nguồn cán bộ kế cận cho các nhiệm kỳ tiếp theo.

2.4. Ưu điểm, hạn chế, bất cập về đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của công tác đào tạo cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức người DTTS nên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện sự tập trung nguồn lực của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên quan tâm, chủ động, phối hợp trong công tác đào tạo cán bộ, công chức góp phần nâng cao trình độ LLCT, chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là người

DTTS của Tỉnh. Qua thực hiện nhiệm vụ này, đánh giá được những ưu điểm, hạn chế, bất cập như sau:

Ưu điểm

Tỉnh ủy, HDND Tỉnh, UBND Tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức trên địa bàn Tỉnh; chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, tổng hợp nhu cầu đào tạo, đánh giá kết quả sau đào tạo để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức trên địa bàn Tỉnh.

Các cấp ủy, lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị đã quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức kế cận và cán bộ, công chức dự nguồn quy hoạch. Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS của hệ thống chính trị Tỉnh được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp huyện trở lên nhằm nâng cao trình độ, tầm nhìn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà cán bộ, công chức đang công tác và đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Trung ương, của Tỉnh.

Việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo đúng đối tượng theo quy định; sau khi được đào tạo năng lực công tác của cán bộ, công chức được nâng lên rõ rệt, đã vận dụng có hiệu quả kiến thức đã học vào thực tiễn công việc chuyên môn, thể hiện qua việc đánh giá chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của Tỉnh ngày càng tăng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong Tỉnh.

Cán bộ, công chức là người DTTS của hệ thống chính trị từ Tỉnh đến cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, phẩm chất cách mạng gắn bó với nhân dân, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đảm bảo tiêu chuẩn về chức danh cán bộ và vị trí việc làm đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của Tỉnh.

Những hạn chế, bất cập

Một số cán bộ, công chức DTTS được cử đi học chưa gắn với quy hoạch, chưa xem xét cụ thể đến vị trí việc làm và hiệu quả sau khi được đào tạo; còn thụ động, ỷ lại, thiếu chí tiến thủ, chưa chịu khó nghiên cứu học hỏi để nâng cao trình độ, năng lực công tác, thiếu tính sáng tạo trong chuyên môn, khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết thực tiễn còn có mặt hạn chế.

Chất lượng đào tạo chưa cao; nội dung, chương trình, phương thức đào tạo và phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nâng cao tri thức với rèn luyện đạo đức, giữa tiếp thu kiến thức với việc vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, nhất là đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.

Việc xây dựng, đào tạo nguồn cán bộ, công chức DTTS giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành trong Tỉnh còn thiếu đồng bộ và chưa có tính kế thừa, phát triển; tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia cấp ủy, chính quyền các cấp còn thấp so với nghị quyết, quy định của Trung ương, của Tỉnh.

Chưa phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập; chế độ chính sách đối với người học còn nhiều bất cập; một số học viên được đưa đi đào tạo theo hệ cử tuyển nhưng chưa kịp thời bố trí việc làm sau khi ra trường, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã được triển khai theo từng giai đoạn, chưa có đề án tổng thể dài hạn hơn, thông thường việc đào tạo là liên tục để cập nhật kiến thức; cần có kế hoạch dài hạn để cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo về chuyên môn, LLCT đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và đáp ứng trước yêu cầu của nền công vụ.

Một số cán bộ, công chức, nhất là cấp cơ sở phải học các chương trình tập trung dài ngày, còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt; cán bộ, công chức người DTTS học các lớp LLCT hệ tập trung tại các Học viện chế

độ hỗ trợ sinh hoạt phí còn thấp; còn thụ động trong học tập, học vì bằng cấp để đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chức danh và được bổ nhiệm, chưa thường xuyên nghiên cứu, trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm việc.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Nhận thức của một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa sâu sắc, đầy đủ về quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS, chưa phát huy hết tiềm năng, vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị.

Hệ thống văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức luôn bổ sung, thay đổi theo hướng ngày càng cao, vì vậy việc xây dựng kế hoạch và công tác đào tạo cán bộ, công chức chưa thực sự hoàn thiện, chưa theo kịp dẫn đến một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo.

Chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy còn chưa sát với tình hình thực tế hiện nay, có sự chồng chéo về đối tượng, chưa chú trọng việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Việc sử dụng kinh phí đào tạo chưa hợp lý; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý với cơ sở đào tạo có lúc, có nơi chưa chặt chẽ và hiệu quả chưa cao.

Chỉ tiêu đào tạo về LLCT hằng năm rất hạn chế, trong khi đó chu cầu đào tạo rất nhiều. Vì vậy, việc giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ, công chức phần lớn còn thiếu về tiêu chuẩn trình độ LLCT.

Việc xác định trình độ giáo dục phổ thông đối với những đối tượng tốt nghiệp học trung học chuyên nghiệp nhưng có đầu vào trình độ trung học cơ sở chưa được nhất quán, khó khăn trong công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ.

Việc quy định trình độ LLCT Trung cấp hoặc tương đương trở lên đối với trưởng phòng và tương đương cấp tỉnh; trưởng phòng và tương đương cấp huyện theo Quy định số 452-QĐ/TU, ngày 09-02-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ rất khó thực hiện, vì hiện nay việc xác định trình độ LLCT tương đương theo hướng dẫn tại Quy định số 256- QĐ/TW, ngày 16-9-2009 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 03/HD-HVCT- HCQG, ngày 15-3-2011 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) còn nhiều bất cập, khó khăn, lúng túng chưa thực hiện được ảnh hướng đến quyền lợi chính trị của cán bộ, công chức.

Tiểu kết Chương 2

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm Vùng Tây Nguyên, với vị trí địa lý chiến lược về an ninh - quốc phòng; cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Lắk rất đa dạng, phong phú với nhiều bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau. Thời gian qua, công tác đào tạo cán bộ, công chức đã được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả đào tạo cán bộ, công chức đã được phân tích, đánh giá tại Chương 2, cho thấy công tác này thực hiện đạt được kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền hành chính góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS của Tỉnh còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Để thực hiện thắng lợi Kết luận của Trung ương về xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên và xây dựng hệ thống chính trị Tỉnh ngày càng vững mạnh đòi hỏi công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS phải luôn được quan tâm thực hiện và cùng với đó là đề ra những phương hướng và giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 62)