Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 67)

THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Cán bộ, công chức của hệ thống chính trị nói chung và cán bộ, công chức người DTTS nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị. Là những người nắm bắt những vấn đề phát sinh, những bất ổn về an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở; hiểu rõ cư dân bản địa, gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào, có nhiều cơ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Cán bộ, công chức DTTS nếu được quan tâm đào tạo, sử dụng đúng sở trường công tác sẽ phát huy được năng lực và là cầu nối để tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Là người tổ chức, hướng dẫn đồng bào trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Do đó, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm, mục tiêu, định hướng công tác đào tạo đối với đội ngũ cán bộ, công chức DTTS.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04-8-2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như: Quy hoạch, luân chuyển, sử dụng, đề bạt…còn cần phải có các hình thức đào tạo phù hợp, hiệu quả. Công tác đào tạo cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức là người DTTS nói riêng đã từng bước nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức theo quy định.

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đưa ra những quan quan điểm định hướng và các giải pháp về công tác cán bộ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Để thực hiện thành thắng lợi mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo quan điểm, giải pháp chỉ đạo tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa XII của Đảng, cấp ủy các cấp phải quan tâm và tăng cường công tác đào tạo cán bộ, công chức trong thời gian đến.

Theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg, ngày 19-11-2019 của Thủ tường

Chính phủ phê duyệt Đề án Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030 xác định mục tiêu đến năm 2025: “ 50% cán bộ, công chức ở Trung ương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi); 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định... 20% cán bộ, công chức xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định” [31].

Những quan điểm, mục tiêu định hướng nêu trên mang tính chất định hướng chung cho công tác đào tạo cán bộ, công chức. Việc đào tạo cán bộ, công chức là công việc thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Với mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Riêng đối với công tác đào tạo cán bộ, công chức, nhất là cán

bộ, công chức người DTTS cần có những quan điểm cụ thể và rõ ràng hơn để định hướng cho quá trình đào tạo tại các học viện, trường chính trị ở các địa phương cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn.

3.1.1.Định hướng công tác đào tạo cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ xác định nhiệm vụ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số: “Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyên, cấp xã theo quy định”[28].

Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, yêu cầu về công tác chuẩn bị nhân sự: “Cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu phải chủ động và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá để đào tạo, bố trí, sắp xếp…cán bộ dân tộc thiểu số vào các chức danh có cơ cấu tham gia cấp ủy khóa mới; đồng thời, có giải pháp hiệu quả chuẩn bị nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài” [7].

Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tiếp tục khẳng định: “Tập trung phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; có giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp ủy và các cơ quan dân cử các cấp”[8]

Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019 của Quốc hội về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi giai đoạn 2021-2030 đề ra những nhiệm vụ: “Quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Có chính sách đặc thù tuyển dụng công chức đối với người dân tộc thiểu số, nhất là nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Chú trọng phát hiện, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số”…Xây dựng Đề án quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số; chính sách tạo nguồn cán bộ nữ dân tộc thiểu số, hỗ trợ nâng cao năng lực để tham gia vị trí quản lý lãnh đạo ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở”[26].

Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09-7-2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16-12-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu: “Chú trọng đào tạo, nâng cao phát triển nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0...Tiếp tục rà soát và thực hiện chính sách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với xây dựng chính quyền đô thị, thực hiện cải cách hành chính” [14].

Các văn bản của Đảng, Nhà nước nêu trên là những định hướng lớn về công tác dân tộc, công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

3.1.2. Mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức ở tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 97-KH/TU, ngày 29-3-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 103/NQ-CP về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk thành trung tâm Vùng Tây Nguyên đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà Tỉnh quan tâm thực hiện là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.

Đồng thời, để chuẩn hóa chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Quy định số 23-QĐ/TU, ngày 15-5-2020 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, quy định: “Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông; trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhiệm; trình độ LLCT đối với chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: Cao cấp hoặc cử nhân; các chức danh còn lại trung cấp” [34].

Tiếp tục triển khai thực Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk, UBND Tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND, ngày 28-10-2016 của UBND Tỉnh để các cơ quan, đơn vị bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử và xây dựng kế hoạch đào tạo đối với cán bộ, công chức trong quy hoạch. Trên cơ sở đó, UBND Tỉnh đã xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức người DTTS như sau:

Đối với cán bộ, công chức DTTS cấp tỉnh, giai đoạn 2019-2021 đào tạo trình độ đại học 33 người, trình độ thạc sĩ 50 người, trình độ tiến sĩ 02 người; giai đoạn 2021-2025 đào tạo trình độ thạc sĩ 30 người, trình độ tiến sĩ 02 người.

Đối với cán bộ, công chức DTTS cấp huyện, giai đoạn 2019-2021 đào tạo trình độ thạc sĩ 35 người; giai đoạn 2021-2025 đào tạo trình độ thạc sĩ 64 người, trình độ tiến sĩ 02 người.

Đối với cán bộ, công chức DTTS cấp xã, giai đoạn 2019-2021 đào tạo trình độ trung cấp 100 người, cao đẳng 100 người, đại học 60 người; giai đoạn 2021-2025 đào tạo cao đẳng 500 người, đại học 200 người [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)