Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 67 - 70)

là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên, phải quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS, trong đó cần thực đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về công tác đào tạo cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

Các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy về công tác cán bộ DTTS đến cán bộ, công chức, đảng viên nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị. Qua đó, giúp họ nắm bắt được các chủ trương, chính sách để thực hiện một cách nghiêm túc và thống nhất.

Người đứng đầu cấp ủy các cấp phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ ý nghĩa, tâm quan trọng và tính cấp thiết của việc đào tạo cán bộ, công chức người DTTS và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả triển khai chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức người DTTS phải xuất phát từ đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và đảm bảo tỷ lệ theo quy định của Trung ương, của Tỉnh.

3.2.2. Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương từ Tỉnh đến cơ sở tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức DTTS hiện có, trong mối quan hệ với đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị về trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, về năng lực thực tiễn, phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức trước khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ nhiệm và bố trí sử dụng cán bộ DTTS.

Qua rà soát giúp cơ quan quản lý cán bộ, công chức kịp thời xây dựng nhu cầu đào tạo đối với cán bộ, công chức người DTTS, đồng thời phải xác định được nhu cầu đào tạo về các ngành, lĩnh vực. Đây là căn cứ giúp Tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp, hiệu quả. Tránh việc đào tạo đại trà, kém hiệu quả không gắn với mục tiêu đào tạo với sử dụng gây lãng phí nguồn lực.

3.2.3. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Chương trình, nội dung đào tạo đối với cán bộ, công chức người DTTS cần có sự cơ cấu hợp lý hơn về môn học, phần học và thời gian; cần giảm bớt nội dung mang tính lý luận, chú trọng trang bị kỹ năng nghiệp vụ, trong đó yêu cầu cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật, chủ trương đường lối. Đặc biệt chú trọng đào tạo phương pháp, năng lực tư duy lý luận. Thông qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cán bộ, công chức DTTS có thể nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Qua đó triển khai thực hiện một cách đúng đắn và phù hợp vào thực tiễn địa phương, vào lĩnh vực trực tiếp lãnh đạo, quản lý.

3.2.4. Thực hiện việc tạo nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tuyển dụng, lựa chọn con em cán bộ và gia đình cách mạng là người DTTS đã tốt nghiệp THPT vào công tác tại đơn vị, quá trình công tác xét thấy có triển vọng phát triển thì tiếp tục cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, LLCT để tạo nguồn cán bộ cho địa phương, đơn vị.

Đối với các trường hợp đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thì các cơ quan tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các phòng, ban cấp huyện để xem xét tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế và tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS cho phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức người DTTS nói riêng. Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều chế độ, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức người DTTS. Trong thực hiện chính sách ưu tiên phải chú ý đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo cán bộ, công chức người DTTS sau khi được đào tạo có đủ năng lực, trình độ thực thi nhiệm vụ góp nâng cao hiệu quả công việc, có như vậy mới giúp cho đồng bào DTTS vùng núi, vùng sâu, vùng xa phát triển.

Cần ban hành chính sách đặc thù đối với đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS, trong đó, quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo, nguồn kinh phí theo từng giai đoạn để các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động triển khai, cán bộ, công chức chủ động xây dựng kế hoạch tham gia các khóa đào tạo. Chú trọng khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người DTTS đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và tạo nguồn cán bộ kế cận có chất lượng.

công chức người DTTS nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh. Rà soát, hệ thống hóa các cơ chế, chính sách, giải pháp đào tạo cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức là người DTTS ở Đắk Lắk nói riêng để đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ việc đào tạo, thu hút tạo nguồn cán bộ, công chức tỉnh Đắk Lắk. Trước mắt làm tốt công tác quy hoạch đối với đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS trước khi đi đào tạo; chính sách sau đào tạo đối với cán bộ, công chức là người DTTS...

Ngoài các giải pháp trên, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS sau đào tạo, kết hợp với kiểm chứng tính khả thi và tác động thực tiễn của các giải pháp; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thông qua trao đổi, thảo luận, ý kiến phản hồi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS tham gia đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 67 - 70)